Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau

Cà chua là loại thực phẩm giàu vitamin, tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ăn cà chua xanh có thể dẫn tới ngộ độc, nguy hiểm cho người sử dụng.

1. Thành phần dinh dưỡng của cà chua

Trong cà chua có 95% là nước, 5% còn lại chủ yếu bao gồm carbohydrate và chất xơ. Trong 100g cà chua sống bao gồm 18 kcal, 0,9g đạm, 3,9g carb, 2,6g đường, 1,2g chất xơ, 0,2g chất béo...

Cà chua giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, folate và thiamin, kali, mangan, magiê, canxi, phốt pho, đồng, chất xơ và protein.

Lycopen là sắc tố đỏ được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt dồi dào trong quả cà chua. Đây cũng là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, cung cấp một loạt lợi ích sức khỏe như giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và có tác dụng giải độc.

2. Giá trị dinh dưỡng của cà chua

Cà chua giúp giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch: Các lycopene trong cà chua ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid trong huyết thanh, làm giảm các loại mỡ máu có hại như triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp. Các loại mỡ máu làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, là thủ phạm chính gây nên bệnh tim mạch…

Ăn cà chua tốt cho mắt

Các thành phần vitamin A, vitamin C, lycopene, lutein và zeaxanthin có trong cà chua tốt cho thị lực, phòng ngừa quáng gà, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Vitamin A trong cà chua là một chất chống oxy hóa mạnh và có khả năng loại trừ các gốc tự do rất tốt.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 3.

Cà chua có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cà chua tốt cho hệ tiêu hóa

Cà chua giàu chất xơ hòa tan và chất xơ không tan giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy. Chất xơ kích thích nhu động ruột, kích thích hệ cơ trơn tiêu hóa làm tăng lưu thông hơi và dịch tiêu hóa ở khu vực đại tràng.

Cà chua phòng ngừa các bệnh về rối loại đông máu, tăng huyết áp

Cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, kali cũng như sắt. Kali làm thành mạch máu dẻo dai, mềm mại hơn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ mạch máu, ổn định huyết áp. Sắt và các vitamin nhóm B là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu.

Cà chua giúp ổn định đường huyết tốt cho người bệnh đái tháo đường

Thành phần chất xơ trong cà chua làm chậm sự hấp thu ở đường ruột. Cacbohydrate (chất bột đường) trong cà chua rất thấp giúp ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa thuộc Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết: hoạt chất chống oxy hóa trong cà chua có tác dụng hạn chế các tổn thương mạch máu ở thận, biến chứng thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 4.

Nước ép cà chua.

Cà chua làm sáng da

Trong cà chua có lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím. Đắp mặt nạ cà chua sẽ làm se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.

Ăn cà chua tốt cho người muốn giảm cân

Cà chua ít chất béo, không chứa cholesterol và chứa rất nhiều nước, chất xơ giúp bạn cảm thấy no.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 5.

Cà chua tốt cho sức khỏe và nên ăn hằng ngày.

3. Lưu ý khi ăn cà chua

Cà chua tốt cho sức khỏe và nên ăn hằng ngày. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ăn cà chua:

Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong cà chua. Vì vậy, ăn cà chua cùng dưa chuột sẽ làm giảm đi sự hấp thụ vitamin C vào cơ thể.

Không nên ăn hạt cà chua vì hạt cà chua không tiêu hoá được nhất là đối với trẻ nhỏ. 

Không nên ăn cà chua khi đói bởi chất pectin và nhựa phenolic trong cà chua có thể phản ứng với a-xít, có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Đặc biệt, với nhiều người muốn giảm béo cần cân nhắc kỹ, không nên ăn cà chua khi đói.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 6.

Không nên ăn cà chua khi đói.

Không nên hầm, nấu cà chua trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ sẽ bị mất đi hương vị và vitamin. Cà chua để quá lâu cũng có thể dẫn tới bị vi sinh vật thâm nhập, làm hỏng và gây ngộ độc thực phẩm.

Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid dễ gây ngộ độc thực phẩm. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, nếu thấy cà chua còn có màu xanh lá cây chưa chín đều thì cũng không nên ăn.

4. Cách chọn cà chua tươi ngon

Khi mua cà chua, nên chọn những quả cà chua có kích cỡ đồng đều nhau, quả tròn, vỏ căng bóng và không bị dập.

Không nên chọn những quả cà chua có hình dáng méo mó, không cân đối, vỏ ngoài bị dập nát. Những quả cà chua có vỏ dày là những quả cà chua có ít nước, xốp. Quan sát kỹ phần núm của quả cà chua. Nên chọn cà chua có phần núm còn tươi, dính chắc vào thân quả. Ngược lại, tránh chọn những quả núm bị héo vì đó thường là những quả không tươi ngon.

Những quả cà chua chín tự nhiên sẽ có mùi thơm, ngược lại những quả cà chua chín do ngâm hóa chất sẽ có vỏ cứng, mùi vị không thơm.

Dùng tay ấn nhẹ lên quả cà chua, những quả cà chua chín tự nhiên, khi cầm lên và ấn nhẹ vào sẽ thấy mềm, độ đàn hồi tốt. Ngược lại, những quả cà chua khi sờ và ấn nhẹ vào có cảm giác cứng mà vỏ vẫn đỏ sẫm thì có thể đã chín do hóa chất.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 8.

Những quả cà chua chín tự nhiên thường sẽ có màu đỏ vàng, không hẳn phải có màu đỏ rực.

5. Cách bảo quản cà chua

Với những quả cà chua đã chín đỏ, nên dùng giấy bọc lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản ở mức 2 - 5 độ C và độ ẩm từ 85 - 90% để cà chua được giữ tươi lâu, không bị nhăn nheo hay nhanh hỏng.

Những quả cà chua còn ương, chín vừa có màu hồng nhạt thì nên bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 5 độ C, trong vòng 4 - 7 ngày. Khi cần dùng, nên cho cà chua ương ra môi trường bên ngoài bình thường rồi sử dụng.

Với cà chua còn xanh không nên cho vào tủ lạnh bảo quản ngay, sẽ khiến cà chua bị mất nước và nhanh héo. Nên để cà chua ở nơi thoáng mát để cà chua chín dần rồi sau đó cho vào tủ lạnh bảo quản và dùng dần.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 9.

Cà chua chín đỏ nên bảo quản trong tủ lạnh.

Bảo quản cà chua bằng cách làm tương cà chua

Bước 1: Lột vỏ cà chua bằng cách cắt vào đuôi cà chua hình chữ thập, rồi cho vào nồi nước sôi khoảng 20 giây, sau đó vớt ra, bóc sạch vỏ.

Bước 2: Cho 4 muỗng canh muối, tỏi, ớt rồi tiến hành xay nhuyễn cà chua bằng máy xay. Cho hỗn hợp cà chua đã xay vào rây lọc để lọc hết xác cà chua đi.

Bước 3: Bật bếp với lửa nhỏ, cho cà chua vào nồi và nấu khoảng 10 - 15 phút đến khi sốt cà chua bắt đầu sôi lên. Trong quá trình nấu, vớt sạch bọt và khuấy đều để cà chua không bị cháy.

Khi sốt cà chua đã chín, để nguội rồi cho vào hũ sành, hoặc thủy tinh, đậy nắp kín và để ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, có thể cho lên mặt trên của hũ cà chua 1 lớp dầu ăn đã đun sôi để bảo quản được tốt hơn cà chua.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 10.

Tương cà chua.

Bảo quản cà chua bằng cách cắt miếng và đóng hộp

Bước 1: Cà chua sau khi rửa sạch với nước, để ráo hoặc dùng khăn giấy thấm khô hoàn toàn. Tiếp theo, dùng dao cắt bỏ cuống cà chua, sau đó thái cà chua thành từng miếng nhỏ (2 - 4 phần).

Bước 2: Xếp cà chua vào hũ thủy tinh, cho lần lượt cà chua đã cắt miếng vào hũ thủy tinh sạch, sau đó vặn nắp kín.

Bước 3: Bật bếp, nấu 1 nồi nước sôi, sau đó cho cà chua vào và tiến hành đun cách thủy hũ cà chua khoảng 90 phút ở mức lửa khoảng 92 độ C.

Bảo quản cà chua bằng cách làm cà chua sấy

Bước 1: Cà chua khi đã rửa sạch, bỏ cuống và thái múi cau thành 4 - 6 phần. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt cà chua thành các khoanh tùy sở thích.

Bước 2: Cho cà chua vào bát cùng 1 ít muối, sau đó trộn đều và để ướp khoảng 10 phút cho gia vị thấm đều vào cà chua.

Lưu ý, nếu thấy cà chua có vị chua gắt, có thể điều chỉnh lại bằng cách cho thêm đường.

Bước 3: Có thể sấy bằng cách phơi nắng hoặc sấy bằng lò nướng.

Để sấy bằng cách phơi nắng, xếp cà chua lên cái mẹt hoặc mâm rồi cho phơi nắng khoảng 5 - 6 ngày đến khi cà chua thật sự khô hoàn toàn.

Để sấy bằng lò nướng, bạn cho cà chua lên khay nướng, sau đó tiến hành sấy cà chua trong 5 tiếng ở nhiệt độ 120 độ C.

Ngoài 2 phương pháp kể trên, có thể sấy cà chua bằng máy sấy hoa quả, nồi chiên không dầu,...

Cà chua sau khi sấy bạn để nguội, cho vào túi nhựa chuyên dụng hoặc hũ thủy tinh để dùng dần.

Cà chua ngon, bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn trong một số trường hợp sau - Ảnh 11.

Có thể sấy cà chua bằng cách phơi nắng.

(Ảnh minh họa: Internet)

Bảo quản cà chua bằng muối

Cà chua sau khi rửa sạch và để ráo nước, cho lần lượt vào hũ thủy tinh. Cứ 1 lớp cà chua, cho lên 1 lớp muối phủ đều khắp mặt cà chua đến khi hết lượng cà chua cần bảo quản. Sau đó, đậy kín hũ lại rồi bảo quản ở nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể bảo quản cà chua và dùng dần trong vòng 1 tháng.

Bảo quản cà chua bằng cách vùi vào tro

Cho cà chua vào hộp giấy hoặc những vật dụng bảo quản khác, sau đó cho tro vào sao cho ngập khắp mặt cà chua rồi đậy hộp lại  để ở nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể bảo quản cà chua từ 5 - 6 tháng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích của cà chua.

Thanh Loan - Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm