Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch phân bổ 2.000.040 liều vaccine COVID-19 Moderna cho 53 tỉnh/thành phố, lực lượng quân đội, công an và 22 bệnh viện, viện, trường đại học trên cả nước. Tại quyết định này, Bộ Y tế yêu cầu không tiêm trộn vaccine Moderna với các vaccine khác. Các đơn vị phải xây dựng kế hoạch, đảm bảo mỗi đối tượng tiêm chủng được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna.
Tại miền Bắc, Bộ Y tế phân bổ 870.240 liều vaccine cho 28 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Nam Định, Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nam, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai và Bắc Kạn. Trong đó, Hà Nội nhiều nhất với 120.960 liều.
Tại miền Trung, 11 tỉnh được phân bổ 309.000 liều, trong đó Khánh Hoà nhiều nhất với 42.000 liều. Các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Phú Yên, Đà Nẵng mỗi tỉnh 33.600 liều; Quảng Ngãi nhận gần 32.000 liều; Bình Thuận và Thừa Thiên Huế mỗi tỉnh nhận 26.880 liều; Ninh Thuận và Quảng Trị lần lượt nhận 13.440 liều và 15.120 liều.
Tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Đắk Nông, Gia Lai và Đắk Lắk được phân bổ 80.640 liều.
10 tỉnh, thành phố miền Nam được phân bổ 505.680 liều, trong đó TP.HCM được phân bổ nhiều nhất với 235.200 liều, tiếp đến là 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương mỗi tỉnh 65.520 liều; Long An 31.920 liều; Tiền Giang và An Giang mỗi tỉnh 21.840 liều; các tỉnh Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Cần Thơ nhận 15.000 – 16.800 liều.
Ngoài ra, Bộ Y tế phân bổ 42.000 liều cho lực lượng quân đội và 33.600 liều cho lực lượng công an.
Trong kế hoạch phân bổ lần này, 20 bệnh viện, viện, trường đại học cũng được nhận 158.760 liều. Bệnh viện Bạch Mai và Viện Pasteur TP.HCM được phân bổ 15.120 liều, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Phổi trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM và Bệnh viện E mỗi nơi được 13.440 liều; Bệnh viện Thống Nhất và Đại học Y Hà Nội 10.080 liều; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 8.400 liều.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: So sánh vaccine COVID-19: tiến độ, chủng loại, giá thành và tính hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.