Bộ trưởng Bộ Y tế: Khẩn cấp “hạ hỏa” dịch bệnh sốt xuất huyết
Dự báo tình hình dịch sốt xuất huyết từ cuối năm sẽ diễn biến phức tạp nhất trong gần 10 năm gần đây, chiều 24/7, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp giao ban trực tuyến với phía Nam để phòng bệnh, để có các biện pháp cứu chữa kịp thời giảm tối đa tỷ lệ tử vong.
Không quyết liệt, khó khống chế dịch
Những tháng cuối năm 2017, dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, do hiện nay đang là mùa dịch, mùa nóng kéo dài do nhuận 2 tháng 6 Âm lịch, trong khi tình hình số ca mắc bệnh trên thế giới và khu vực vẫn đang tăng nhanh.
Thông tin trên được phó giáo sư Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra trong cuộc họp trực tuyến hội nghị phòng chống dịch bệnh do mưa lũ và dịch sốt xuất huyết.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận gần 59.000 trường hợp mắc, có 17 trường hợp tử vong. Cùng kỳ của năm 2016, số trường hợp mắc sốt xuất huyết là gần 45.000 trường hợp mắc bệnh, 14 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm đến nay, số trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện tăng cao ở khu vực miền Bắc và miền Nam, giảm ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Khu vực miền Bắc tăng cao, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, các tỉnh khác chủ yếu là bệnh nhân ngoại lai.
Theo báo cáo, hiện 61 tỉnh, thành phố ghi nhận có trường hợp mắc sốt xuất huyết; 26 tỉnh, thành phố có số mắc tích lũy tăng cao so với cùng kỳ 2016. Báo cáo cho biết có hai tỉnh không ghi nhận ca mắc gồm Cao Bằng và Hà Giang.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận số trường hợp mắc sốt xuất huyết tuyệt đối cao nhất cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (hơn 13.000 trường hợp), Bình Dương (hơn 4.800 trường hợp), Hà Nội (4.577 trường hợp), Đà Nẵng (4.563 trường hợp), Đồng Nai (2.484), An Giang (2.457)…
Hà Nội đã có dịch sốt xuất huyết
Đại diện cho cơ sở điều trị, phó giáo sư Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Hiện nay Hà Nội đã có dịch sốt xuất huyết, các tỉnh khác thì chưa, bảo chưa có dịch là không được. Tại bệnh viện có hơn 5.000 bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám, trong đó có hơn 800 bệnh nhân phải nhập viện.”
Phó giáo sư Kính cho biết thêm, qua công tác làm xét nghiệm theo dõi về bệnh sốt xuất huyết cho thấy, năm nay bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ tăng nặng lên. Trong tổng số các bệnh nhân được theo dõi thì 10% có sốc, 20% có dấu hiệu cảnh báo nặng.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay trên toàn thành phố đã có 3 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết: đó là 1 trường hợp ở phường Trung Liệt (quận Đống Đa), 1 trường hợp tại phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai), 1 trường hợp phường Cống Vị (quận Hai Bà Trưng). Đáng lưu ý, tâm điểm của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội hiện nay tập trung ở các quận nội thành, chiếm 90% của toàn thành phố.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu cần “hạ hỏa” ngay dịch bệnh sốt xuất huyết, bởi đây là bệnh chữa được và dự phòng được, ngành y tế quyết tâm không để dịch lan rộng, không để xảy ra tử vong nhiều.
“Hiện nay, việc phân tuyến và lọc bệnh là quan trọng nhất. Các bệnh viện không được để xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết, không để bệnh nhân phải nằm ghép. Các cơ sở y tế phải có sự phân loại bệnh rõ ràng, tránh diễn ra tình trạng lây chéo bệnh. Các cơ sở y tế cần phân tuyến, chuyển tuyến kỹ thuật, bệnh viện tuyến trung ương cần phân loại, chuyển bệnh nhân về bệnh viện tuyến thành phố, tuyến huyện,” Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo.
Người đứng đầu ngành y tế yêu cầu các bệnh viện xử lý, phân loại bệnh nhân nặng, nhẹ để chuyển về các tuyến sao cho hợp lý, tránh tình trạng bệnh nhân đến khám là cho vào viện, nhận điều trị, cần họp lại phân tuyến, tập trung cứu chữa bệnh nặng, bệnh nhân nhẹ cho về tuyến dưới theo dõi.
Phân tích về bệnh sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh. Bệnh do muỗi vằn đốt, muỗi truyền bệnh từ người bệnh sang người lành do đó có thể gây thành dịch. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt vào ban ngày, từ 8-10 giờ sáng.
Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo, với người bệnh khi có các dấu hiệu như sốt, uống hạ sốt không giảm và sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế gần nhất, để cứu chữa kịp thời, không xảy ra tử vong.
Khuyến cáo phòng bệnh sốt xuất huyết
- Phòng muỗi đốt: Muỗi truyền virus sốt xuất huyết đốt người vào ban ngày, cho nên phải tự bảo vệ để tránh muỗi đốt: Xoa thuốc chống muỗi đốt lên những vùng da hở để bảo vệ cả ngày lẫn đêm; mặc quần áo dài che kín tay chân khi làm việc ban ngày, nhất là ở nơi có nhiều muỗi; Dùng các dụng cụ bắt muỗi và diệt muỗi vào ban ngày…
- Phòng muỗi sinh sản: Muỗi truyền virút sốt xuất huyết sống và sinh sản ở những nơi có nước ứ đọng trong nhà và xung quanh nhà cần:
1. Đậy kín lu, vại, dụng cụ chứa nước sinh hoạt, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra, thả cá để ăn lăng quăng, bọ gậy.
2. Không để ứ đọng nước ở các dụng cụ chứa nước mưa, chum vại vỡ, nếu có thì phải úp xuống. Rác thải như non bia, túi ni lông, vỏ sữa chua, rác thải… phải đem đốt hoặc chôn lấp.
3. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng.
4. Trong giai đoạn dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát, trong thôn, xóm, tổ dân phố phải tổng vệ sinh sạch sẽ đường làng, ngõ xóm; khơi thông cống rãnh, những chỗ ao tù nước đọng.
5. Có thể dùng các biện pháp diệt muỗi như: đốt hương diệt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt xuất huyết ở trẻ em
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.