Khi mắc viêm khớp người bệnh sẽ bị sưng, đau một hoặc nhiều khớp trên cơ thể.
Viêm khớp bao gồm hơn 100 loại rối loạn khớp khác nhau. Trong đó 2 dạng viêm khớp sau được cho là phổ biến nhất:
Viêm xương khớp (osteoarthritis – OA): Đây là tình trạng sụn ở khớp bị thoái hoá dần dần dẫn đến đau và cứng khớp.
Viêm khớp dạng thấp/thấp khớp (rheumatoid arthritis – RA): Là một dạng rối loạn tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch tấn công “nhầm” vào các tế bào khoẻ mạnh trong cơ thể gây viêm, đau và tổn thương khớp.
Vitiamin C là một loại khoáng chất tan trong nước và đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể bao gồm:
Chống oxy hoá: Vitamin C bảo vệ tế bào tránh bị tổn thương bởi các gốc tự do, các phân tử không ổn định có thể gây viêm và các bệnh mạn tính.
Tổng hợp collagen: Vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một loại protein có trong dây chằng, sụn và gân - cho phép chúng ta di chuyển khớp một cách dễ dàng.
Tăng cường chức năng miễn dịch: Vitamin C hỗ trợ hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm.
Vitamin C có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp không?
Theo nghiên cứu được công bố năm 2019 trên tạp chí Nghiên cứu Vitamin và Dinh dưỡng (the Journal for Vitamin and Nutrition Research) đã cho thấy việc bổ sung vitamin C có liên quan tới việc làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Cụ thể:
1. Dựa trên tính chất chống viêm
Vitamin C nổi tiếng với khả năng chống viêm. Viêm mạn tính là một trong những yếu tố chính gây ra các bệnh về khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, vitamin C có thể giúp làm giảm tình trạng viêm này bằng cách trung hòa các gốc tự do. Nhờ đó, một số triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp có thể được cải thiện đáng kể.
2. Giúp cải thiện sức khoẻ sụn khớp
Như đã đề cập, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen - một loại protein cấu tạo nên sụn khớp. Sụn hoạt động như một lớp đệm, giúp bảo vệ khớp khỏi ma sát và tổn thương. Do đó, việc bổ sung đủ vitamin C không chỉ giúp duy trì mà còn hỗ trợ phục hồi sụn khớp, đặc biệt hữu ích cho những người bị viêm xương khớp.
3. Tăng cường chức năng miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát thấp khớp. Nhờ đó, người bệnh thấp khớp có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng.
Gợi ý nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày là một trong những cách tự nhiên và hiệu quả để hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong nhiều loại thực phẩm như:
Trái cây họ cam quýt: Cam, chanh, bưởi
Quả mọng: Dâu tây, việt quất, mâm xôi
Rau: Ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn
Các loại trái cây khác: Kiwi, dứa, đu đủ
Gợi ý một số loại thực phẩm giúp tăng cường vitamin C cho cơ thể.
Nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn không cung cấp đủ vitamin C, bạn có thể bổ sung khoáng chất này thông qua một số loại thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia uy tín để được tư vấn.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Người mắc bệnh viêm khớp có nên ăn chay?
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.