Crom là một khoáng chất vi lượng cần thiết đối với cơ thể, chúng có vai trò quan trọng trong điều hòa đường huyết.
Crom picolinate, một dạng crom phổ biến trong các thực phẩm bổ sung, được quảng cáo là có khả năng kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, hiệu quả của nó trong việc giảm cân vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo Tiến sĩ Diala Alatassi - Chuyên gia về nội tiết và béo phì (Mỹ), lợi ích cụ thể của crom đối với việc giảm cân vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
Crom là gì?
Tiến sĩ Nicole Antes, Chuyên gia dinh dưỡng tại trang thông tin dinh dưỡng WellTheory cho biết: “Crom là một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể hấp thu và chuyển hoá các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất béo”. Crom đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa đường huyết. Bằng cách hỗ trợ insulin vận chuyển glucose vào tế bào hiệu quả hơn, crom giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường.
Crom có trong các loại thực phẩm như súp lơ, gạo lứt, cá, trứng, đậu xanh và khoai tây… Dưới đây là Bảng khuyến nghị lượng crom (mcg/ngày) của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Việt Nam):
Vì cơ thể chỉ cần hấp thu một lượng nhỏ crom nên tình trạng thiếu hụt crom khá hiếm gặp. Tuy nhiên, theo Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), nếu bạn trên 65 tuổi, tập thể dục nhiều, có xu hướng ăn đồ ngọt hoặc đang mang thai thì bạn có nhiều khả năng sẽ thiếu crom.
Cũng theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), hiện vẫn chưa có đủ thông tin về các dấu hiệu cụ thể của việc thiếu crom. Bên cạnh đó, việc đo lường nồng độ crom trong cơ thể cũng chưa được chuẩn hóa, khiến việc xác định tình trạng thiếu hụt trở nên khó khăn.
Vậy crom có hiệu quả trong việc giảm cân không?
Tiến sĩ Alatassi cho biết, crom có khả năng hỗ trợ insulin làm giảm việc chuyển hóa glucose thành chất béo và có thể giúp bạn có giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, Tiến sĩ Alatassi cũng nhấn mạnh rằng đây chỉ là khả năng, chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn cho thấy việc bổ sung crom sẽ giúp giảm cân đáng kể.
Hiện các nghiên cứu về crom picolinate thường được thực hiện trên số lượng ít người tham gia nên kết quả có thể không chính xác. Hơn nữa, một số nghiên cứu lại do các công ty sản xuất thực phẩm chức năng tài trợ, khiến kết quả nghiên cứu có thể không được khách quan.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ nội khoa Spencer Kroll thuộc Tập đoàn Y tế Kroll (The Kroll Medical Group – Mỹ), crom có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết ổn định và kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Kroll cũng nhấn mạnh rằng, những lợi ích này sẽ rõ rệt nhất ở nhóm người thiếu hụt crom hoặc mắc bệnh đái tháo đường.
Nói tóm lại, crom không phải là một trong những yếu tố tiên quyết giúp việc giảm cân trở nên hiệu quả. Chính vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng crom như một khoáng chất giúp hỗ trợ giảm cân, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia có uy tín.
Một số loại thực phẩm có chứa Crom.
Một số lợi ích tiềm năng khác của thực phẩm bổ sung crom
Giúp giảm lượng cholesterol xấu
Một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ) đã cho thấy crom có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá lipid bằng cách làm giảm lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) và hạ mức triglyceride trong máu. Bên cạnh đó,Tiến sĩ Alatassi cũng chia sẻ thêm, crom có khả năng làm tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt).
Tốt cho người mắc Hội chứng Chuyển hoá
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), các nghiên cứu về hiệu quả của việc bổ sung crom đối với Hội chứng Chuyển hóa còn rất hạn chế và chưa có kết luận thống nhất. Tuy nhiên, Tiến sĩ Kroll cũng đề cập đến vai trò tiềm năng của crom trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa nhờ khả năng điều hòa lượng đường trong máu và glucose.
Một số lưu ý khi bổ sung crom
Mặc dù thường được coi là an toàn nhưng việc bổ sung crom với liều lượng quá cao có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương thận, gan và tăng stress oxy hóa. Trong một số trường hợp hiếm gặp, ngộ độc crom là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, một trong những rủi ro đáng lo ngại khi sử dụng thực phẩm bổ sung crom là khả năng tương tác với các loại thuốc điều trị đái tháo đường. Tiến sĩ Alatassi cho biết, crom có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc này, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm.
Ngoài ra, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ khi sử dụng crom như buồn nôn, chóng mặt, đau dạ dày hoặc đầy hơi. Chính vì thế, nếu bạn muốn sử dụng crom như một khoáng chất giúp giảm cân, hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia có uy tín.
Đặc biệt nếu bạn đang mang thai và cho con bú thì càng cần phải lưu ý hơn tới vấn đề này.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên tố crôm trong chế độ dinh dưỡng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.