Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biết cách này để bổ sung canxi, bạn chẳng còn lo loãng xương

Loãng xương là căn bệnh rất phổ biến, có thể gây hậu quả nặng nề như gãy xương, tàn phế… Tuy nhiên có thể cải thiện và phòng ngừa được loãng xương bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ai có nguy cơ bị loãng xương?

Loãng xương là căn bệnh có diễn biến thầm lặng, làm cho xương bị yếu đi và dễ gãy.

Khi xương bị loãng, một số lượng lớn tổ chức xương mất đi, độ đặc của xương giảm. Bệnh nhân rất dễ bị gãy xương, kể cả do va chạm nhẹ (đặc biệt ở người cao tuổi). Xương bị gãy sẽ rất khó và rất lâu liền trở lại.

Việc điều trị gãy xương khó khăn, tốn kém. Chưa kể đến việc bệnh nhân phải nằm điều trị lâu làm tăng nguy cơ bội nhiễm, loét mục da... có thể dẫn đến tàn phế.

Những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao là:

  • Những người cao tuổi.
  • Người nhẹ cân, ít vận động.
  • Tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, đặc biệt là phụ nữ sinh nhiều con, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Loãng xương cũng hay gặp ở các trường hợp mắc bệnh:

  • Cường giáp, suy thận, cắt dạ dày - ruột, cắt buồng trứng;
  • Sử dụng các thuốc corticosteroid, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu... kéo dài.
  • Đặc biệt, những người có lối sống không lành mạnh và dinh dưỡng không hợp lý như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc…; Có chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D và các nguyên tố vi lượng khác rất dễ có nguy cơ loãng xương.

Dinh dưỡng đúng cách giúp phòng ngừa và cải thiện loãng xương - Ảnh 2.

Hình ảnh loãng xương.

Dinh dưỡng phòng ngừa và cải thiện loãng xương

Để phòng ngừa và cải thiện loãng xương, vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng. Ngay từ khi còn nhỏ, cần phải đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ canxi và vitamin D để có bộ xương chắc khỏe.

Ăn đủ chất dinh dưỡng

Để có cơ thể khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

  • Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc);
  • Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...);
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật);
  • Vitamin và chất khoáng (các loại rau, củ, quả tươi...).

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Chất dinh dưỡng quan trọng nhất để phòng ngừa và cải thiện loãng xương chính là canxi. Thiếu canxi là nguyên nhân chính gây ra loãng xương. Vì vậy, cần phải đảm bảo chế độ ăn giàu canxi trong suốt cuộc đời.

Để cung cấp đủ canxi, ngay từ lúc sơ sinh, trẻ cần được bú mẹ đầy đủ. Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm (từ 5 - 6 tháng), bên cạnh việc bú sữa, cần lưu ý chế biến những thực phẩm giàu canxi trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Cho đến tuổi dậy thì và trưởng thành, các thực phẩm giàu canxi vẫn cần được ưu tiên trong chế độ ăn hàng ngày.

Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa;
  • Cá, tôm, cua, ốc...;
  • Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng;
  • Các loại rau lá xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…

Dinh dưỡng đúng cách giúp phòng ngừa và cải thiện loãng xương - Ảnh 3.

Cần phải đảm bảo chế độ ăn giàu canxi để phòng ngừa và cải thiện loãng xương.

Dinh dưỡng đúng cách giúp phòng ngừa và cải thiện loãng xương - Ảnh 4.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Ngoài ra, để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên. Đối với người lớn, nên tăng cường vận động ngoài trời. Cách tốt nhất là tập thể dục ngoài trời buổi sáng. Tập thể dục ngoài trời vừa giúp tổng hợp vitamin D, vừa có tác dụng cho cơ thể dẻo dai, tăng cường sự chắc khỏe của xương.

Nhu cầu canxi theo lứa tuổi

  • Nhu cầu canxi ở trẻ từ 6-11 tháng là 400mg/ngày.
  • Trẻ em 1-2 tuổi là 500mg/ngày;
  • Trẻ 3-5 tuổi là 600mg/ngày.
  • Trẻ 10-19 tuổi và người ≥ 70 tuổi là 1000mg/ngày.
  • Người trưởng thành 20-49 tuổi và nam giới 50-69 tuổi là 800mg/ngày.
  • Nữ giới 50-69 tuổi là 900mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai là 1200mg/ngày.
  • Phụ nữ cho con bú là 1300mg/ngày.

Lượng canxi ăn vào dư thừa sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc canxi liều cao, kéo dài có thể dẫn đến sỏi thận, canxi máu cao, làm giảm hấp thu các chất khoáng cần thiết khác. Vì vậy, chỉ uống bổ sung canxi theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D giúp điều hòa hàm lượng canxi trong máu và xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu canxi, chúng ta cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin D như: hải sản, trứng, sữa... trong bữa ăn để cung cấp vitamin D cho cơ thể.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm tốt cho người bị loãng xương.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm