Trẻ phát triển hành vi ăn uống sai có thể dẫn đến thích những thực phẩm kém chất lượng, giàu chất béo bão hòa hoặc đường, muối cao. Đó là nguồn gốc của nhiều bệnh sau này.
Một nghiên cứu được thực hiện ở một số nước trên Thế Giới, kết quả cho thấy phần lớn cha mẹ nhận thấy con mình gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống.
Không chỉ gây biếng ăn, trẻ được xem tivi sớm còn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như thay đổi hành vi, chậm phát triển ngôn ngữ, não bộ và nhiều bệnh nhi khoa.
Khi trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) có biểu hiện biếng ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy... điều đầu tiên mà cha mẹ nghĩ tới là mua men tiêu hóa cho con uống mà không hiểu rõ cơ chế tác dụng của loại thuốc được gọi chung với cái tên “men tiêu hóa” này. Chưa kể việc dùng thuốc không đúng chỉ định còn gây cho trẻ những hậu quả rất xấu cho cơ quan tiêu hóa và quá trình tăng trưởng.
Các bé 1-2 tuổi thường bị biếng ăn, nhiều bà mẹ lo lắng liệu bé có ăn đủ lượng hay không. Tâm lý này khiến cha mẹ tạo nhiều áp lực lên việc ăn của bé.
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn...
Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kẽm là vi chất rất quan trọng nhưng gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi.
Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng là nỗi lo phổ biến nhất của nhiều bậc cha mẹ. Bạn đã cố nấu những món ăn ngon, thậm chí mua ở những hàng quán đảm bảo nhất, mà bé vẫn lười ăn, không chịu ăn? Những nguyên nhân dưới đây rất có thể là vấn đề mà bé đang gặp phải.
Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn ép con ăn nhiều hơn, vì sợ trẻ ăn không đủ no. Tuy nhiên, điều này lại có thể khiến bé càng chán ăn. Liệu bạn còn mắc sai lầm nào khác khiến con lười ăn, ăn không ngon miệng?
Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng.
Theo chuyên gia, các bậc phụ huynh nếu thực hiện được theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật rất tốt. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự hợp tác và nhu cầu của trẻ.
Mùa hè, trẻ được nghỉ học, bố mẹ có thời gian chăm chút cho bữa ăn của trẻ nhưng TS.BS Phan Bích Nga – GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, số trẻ đến khám, tư vấn biếng ăn, suy dinh dưỡng lại tăng cao hơn ngày thường. Nguyên nhân bởi cha mẹ vô tình áp dụng chế độ ăn cho trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước giải nhiệt, thậm chí bồi bổ con quá mức sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.