Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh

Bà đẻ nên sưởi ấm bằng than là kinh nghiệm dân gian được cho là sẽ giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, em bé cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khoa học lại cho thấy đây không phải phương pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh.

Biện pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh

Sản phụ sinh con trong mùa Đông cần được giữ ấm và bảo vệ sức khỏe

Hiểm họa từ lò sưởi than

Hơ than cho mẹ và bé sau sinh là kinh nghiệm dân gian có từ lâu đời. Đến nay, không ít phụ nữ vẫn còn áp dụng phương pháp sưởi ấm này theo lời khuyên của người thân, họ hàng.

Theo quan niệm cũ, sản phụ mới sinh thường có thân nhiệt thấp, cần được sưởi ấm để khí huyết lưu thông dễ dàng, nhanh lấy lại sinh lực. Nhiều người tin rằng, nằm trên giường sưởi ấm bằng than giúp em bé cứng cáp hơn, người mẹ không bị đau nhức mình mẩy.

Sưởi than sau sinh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với cả mẹ và bé

Tuy nhiên, theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh), đây chỉ là phương pháp thích hợp ở thời xưa, khi chưa có máy điều hòa nhiệt độ, chưa có lò sưởi và các thiết bị sưởi hiện đại. Hàng năm, không ít trường hợp thương tâm xảy ra do thói quen sưởi than cho mẹ và bé. Các tai nạn thường gặp nhất gồm có:

- Ngạt khói than: Than củi được đốt lên tạo ra khi CO và CO2 có thể gây ngạt thở hoặc thậm chí gây tử vong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và bé.

Bỏng nhiệt: Nhiệt độ từ bếp than tỏa ra không đều, vị trí đặt bếp than thường bên dưới giường nằm của bà mẹ có thể gây bỏng cho mẹ và bé. Đặc biệt, da của bé còn rất non nớt, than nóng sẽ làm bé dễ bị bỏng.

- Hỏa hoạn: Lửa than bén lên giường, nôi, chăn nệm có thể gây hỏa hoạn, đặc biệt là khi sưởi than qua đêm.

- Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn.

- Tro than bám vào người của mẹ và bé, kèm với mồ hôi có thể gây bệnh rôm sảy, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Biện pháp giữ ấm an toàn cho sản phụ sau sinh

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, với sự tiến bộ của khoa học và y tế, các gia đình nên chọn phương pháp phục hồi sức khỏe an toàn hơn dành cho sản phụ sinh con trong mùa Đông:

Giữ ấm cơ thể

Các thiết bị sưởi hiện đại giữ ấm an toàn và hiệu quả hơn lò than

Sản phụ cần giữ ấm toàn diện bằng cách mặc áo ấm, khăn quàng cổ, đi tất, mang bao tay. Tuy nhiên, khi ở trong nhà, sản phụ không nên mặc nhiều quần áo dày đến mức nóng, hay chỉ bảo vệ thân trên mà quên đi tất.

Trong thời tiết rét đậm, gia đình nên sử dụng các thiết bị sưởi, đèn sưởi an toàn, không khói để giữ ấm căn phòng của sản phụ.

Chế độ ăn sau sinh cân bằng, đủ chất

Nhiều sản phụ kiêng ăn hoa quả trong mùa Đông vì sợ lạnh bụng. Tuy nhiên, đây là nguồn vitamin dồi dào giúp phụ nữ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, đồng thời tránh táo bón. Chị em chỉ cần hạn chế ăn thức ăn nguội, uống nước lạnh.

Massage làm ấm cơ thể

Để cải thiện lưu thông máu và giữ ấm cơ thể, sản phụ có thể massage với rượu gừng, rượu nghệ, dầu hoặc các sản phẩm xông tắm an toàn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa uy tín trước khi thực hiện các biện pháp này.

Giữ vệ sinh thân thể

Trong mùa lạnh, các chị em mới sinh em bé không nhất thiết phải tắm gội thường xuyên. Tuy nhiên, sản phụ vẫn cần vệ sinh cơ thể hàng ngày với nước ấm, chú ý thao tác nhanh trong phòng kín gió và lau khô ngay sau khi tắm gội.

Tích cực vận động

Việc vận động sau sinh giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt, từ đó cơ thể cũng ấm và máu huyết lưu thông thông tốt hơn. Vận động nhẹ nhàng giúp cơ bắp sớm phục hồi, ngăn ngừa tình trạng da chảy xệ sau sinh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Xoa bóp, bấm huyệt chữa bí tiểu ở sản phụ sau sinh

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm