Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bị tăng kali máu nên làm gì?

Sự mất cân bằng bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Kali giữ vai trò quan trọng với nhiều bộ phận của cơ thể, tình trạng tăng kali máu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan

Tăng kali máu có nguy hiểm không?

Triệu chứng tăng kali máu

Tăng kali máu là tình trạng nồng độ kali trong huyết thanh cao hơn mức bình thường (> 5 mEq/L). Ở nồng độ cao hơn, thường từ 6,5-7 mEq/L, là khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Theo BS Pawan Singh, chuyên gia tư vấn da liễu, Bệnh viện Regency, (Ấn Độ) cho biết các triệu chứng tăng kali máu gồm: Yếu cơ, mệt mỏi, tê, nhịp tim không đều, trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân tăng kali máu

Rối loạn làm giảm chức năng thận

Bình thường thận bài tiết kali nên các rối loạn làm giảm chức năng của thận có thể dẫn đến tăng kali máu

Bình thường thận bài tiết kali nên các rối loạn làm giảm chức năng của thận có thể dẫn đến tăng kali máu.

Nguyên nhân chính gây tăng kali máu là suy giảm chức năng thận, vì thận giúp điều chỉnh nồng độ kali.

Theo Tổ chức Thận Quốc gia (National Kidney Foundation – NKF), có 40%-50% bệnh nhân mắc bệnh thận gặp phải tình trạng tăng kali máu.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, như thuốc lợi tiểu, làm giảm sự bài tiết kali trong nước tiểu, có thể làm tăng nhẹ nồng độ kali máu.

Chế độ ăn uống

Ăn uống quá nhiều thực phẩm giàu kali cũng có thể gây tăng kali máu. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Lâm sàng của Hiệp hội Thận học Mỹ (Clinical Journal of the American Society of Nephrology) cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 có chế độ ăn hạn chế kali, thì nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh thấp hơn.

Nên làm gì khi bị tăng kali máu?

Theo dõi lượng kali ăn vào

Táo và các loại quả mọng không nhiều kali, giàu chất chống oxy hóa

Táo và các loại quả mọng không nhiều kali, giàu chất chống oxy hóa.

Việc kiểm soát lượng kali trong chế độ ăn uống khi bị tăng kali máu là rất quan trọng để tránh nồng độ tăng thêm.

Bạn nên ăn thực phẩm ít kali như táo và các loại quả mọng, tránh những thực phẩm nhiều kali như chuối và khoai lang, nước cam, đồ uống thể thao. Đảm bảo đọc kỹ nhãn thực phẩm để chọn sản phẩm có hàm lượng kali thấp.

Hạn chế chất phụ gia kali

BS Pawan Singh khuyên bạn nên thận trọng với các chất thay thế muối và các sản phẩm được ghi nhãn "có hàm lượng natri thấp" vì có chứa các chất phụ gia gốc kali. 

Uống đủ nước

Mất nước có thể gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể và dẫn đến tăng kali máu. Vì vậy, người bệnh nên uống đủ nước để ngăn ngừa nồng độ kali tăng thêm.

Trao đổi với bác sĩ

Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn ​​​​của bác sĩ dinh dưỡng để kiểm soát chế độ ăn uống của mình, cũng như có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết và xử trí hạ kali máu.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

Xem thêm