“Bóng đè” - Một rối loạn ngủ
Một số người khi ngủ có cảm giác có vật nặng đè lên người, không thể cử động, khó thở, nhiều lúc nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ. Dân gian vẫn hay gọi đó là hiện tượng “bóng đè”.
Chứng tê liệt khi ngủ xảy ra khi trong giai đoạn ngủ REM (rapid eye movement), trương lực cơ giảm trong giai đoạn này, và kéo dài đến lúc thức. Sự kết hợp giữa chứng mất trương lực cơ (không cử động được) cùng với những cơn ác mộng, ảo giác khiến “bóng đè” trở thành một trải nghiệm rất khó chịu với hầu hết mọi người. Ở một số nơi, “bóng đè” được cho là có vai trò siêu nhiên, ma quỷ hay trải nghiệm về thế giới khác. Rối loạn này ngày càng được biết đến nhiều hơn bởi sách, báo, phim ảnh…
“Bóng đè” tương đối phổ biến. Các nhà nghiên cứu cho thấy: 7,6% dân số đã từng trải qua ít nhất một lần bị “bóng đè”, tỷ lệ này cao hơn ở sinh viên (28,3%) và bệnh nhân tâm thần (31,9%). Nữ giới trải nghiệm “bóng đè” thường xuyên hơn nam giới.
Do nguyên nhân của “bóng đè” là giấc ngủ bị chập chờn hoặc dễ thức giấc, nên những thay đổi đơn giản với hành vi khi ngủ có thể có hiệu quả. Các kỹ thuật vệ sinh giấc ngủ khác nhau như đi ngủ và thức dậy ở những thời điểm cố định, không sử dụng rượu hoặc caffein/trà trước khi đi ngủ… có thể được coi là các biện pháp phòng tránh. Các hướng dẫn riêng cho “bóng đè” như tránh ngủ ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nếu “bóng đè” kèm theo những rối loạn giấc ngủ khác, hoặc bệnh lý tâm thần khác, thì một phương pháp điều trị chuyên dụng cho các bệnh lý kèm theo cần phải được hỗ trợ.
Thuốc dùng khi bị “bóng đè”
Nhóm thuốc hay được dùng nhất là thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Cơ chế hoạt động của các thuốc này là ức chế giấc ngủ REM. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như clomipramine, imipramine, protriptyline và desmethylimipramine đều được báo cáo là thuyên giảm “bóng đè”. Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluoxetine và femoxetine đã được chứng minh có hiệu quả. Một số thuốc ức chế tái hấp thunorephinephrine chọn lọc như viloxazine không cho thấy hiệu quả điều trị đáng kể so với giả dược.
Một số thuốc bình thần, giải lo âu cũng có thể được các bác sĩ kê đơn như nhóm thuốc giải lo âu benzodiazepins: diazepam, bromazepam, lorazepam, zolpidem, flurazepam... Các thuốc khác như etifoxin, grandaxin đôi khi được chỉ định trong các rối loạn giấc ngủ nói chung. Đông y và kinh nghiệm dân gian có nhắc đến một số vị thuốc có tác dụng làm người bệnh dễ vào giấc ngủ như củ bình vôi (rotunda), tâm sen, hạt sen, lá vông, hoa thiên lý, lạc tiên, long nhãn, đan sâm, nữ lang.
Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng các thuốc trên, hoặc không tự ý tiếp tục mua thuốc mà không khám lại (tái sử dụng đơn thuốc cũ), vì hầu hết các thuốc đều có tác dụng không mong muốn có hại và nguy hiểm. Tất cả các thuốc điều trị “bóng đè” cần phải được theo dõi đặc biệt khi kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ hoặc bác sĩ tâm thần.
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác động trên cả hệ muscarin, cholinergic, ardrenergic và histaminergic nên có thể gây nhìn mờ, khô miệng, táo bón, bí tiểu, mê sảng, tăng cân và giảm khoái cảm, khó cương cứng. Tác dụng chẹn kênh natri nhanh làm chậm dẫn truyền của thần kinh tim và loạn nhịp tim tiềm tàng. Quá liều thuốc chống trầm cảm 3 vòng rất nguy hiểm, thường là gây loạn nhịp tim và có thể tử vong.
Nếu tự dừng thuốc đột ngột sau khi điều trị vài tháng, các hội chứng cai các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRI có thể xuất hiện, với các biểu hiện: đau bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài lỏng, mất ngủ, chảy nước mũi, đau đầu nhẹ và hội chứng giả cúm. Chính vì vậy, không tự ý dừng thuốc.
Các biện pháp hỗ trợ khác
Điều trị tâm lý: Liệu pháp cơ bản nhất là trấn an và giáo dục sức khỏe về bản chất của “bóng đè”. Thực tế, người bệnh thường thông báo cảm giác căng thẳng một cách quá mức hoặc phân tích sai nguyên nhân của các đợt “bóng đè” như (do ma quỷ ám, do có người hãm hại, do mình bị điên). Do đó, việc bình thường hóa và giúp người bệnh hiểu rõ về “bóng đè” hay chứng tê liệu khi ngủ có thể mang lại tác động tích cực về mặt lâm sàng (kể cả khi không được điều trị bằng thuốc).
Liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng tê liệt khi ngủ bao gồm vệ sinh giấc ngủ dành riêng cho rối loạn này, kỹ thuật thư giãn để sử dụng trong các đợt rối loạn, kỹ thuật ngắt đoạn thử nghiệm, cách đối phó với các ảo giác đáng sợ, đối phó lại với những suy nghĩ tiêu cực và diễn tập tưởng tượng về các giải pháp cho các đợt rối loạn.
Một phương pháp trị liệu tâm lý tương tự sử dụng thiền và thư giãn đã được công bố là có hiệu quả điều trị. Phương pháp điều trị này có thể được áp dụng cho cả trường hợp trực tiếp hay điều trị từ xa.
Việc có hay không cần phải điều trị “bóng đè” hay chứng tê liệt khi ngủ, nên được xem xét. Vì phần lớn những người gặp rối loạn này không gặp tình trạng quá căng thẳng hay suy giảm nghiêm trọng về các mặt lâm sàng. Kể cả một số trường hợp gặp căng thẳng nghiêm trọng, họ cũng ít tìm cách điều trị này do một vài lý do (không tự nhiên, sợ kỳ thị, sợ tốn kém…).
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Hiện tượng BÓNG ĐÈ!
Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?
Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.
Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...