Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ em

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ mới sinh rất khó phát hiện (vì em bé sau sinh thường ngủ rất nhiều). Vì vậy, chỉ đến vài ba tháng tuổi (khi bé đã lớn hơn) những biểu hiện tắc tuyến lệ mới rõ ràng. Vậy, những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc tuyến lệ? Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ em như thế nào?

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ em

Vai trò của nước mắt

Nước mắt có tác dụng làm sạch mắt và giữ cho bề mặt của mắt luôn ẩm. Chúng được sản xuất bởi các tuyến lệ và bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của mắt. Sau đó nước mắt được thoát qua một lỗ nhỏ (ống lệ đạo) ở góc mắt vào túi nước mắt. Từ đây, chúng sẽ chảy xuống một ống nhỏ gọi là ống lệ (ống lệ mũi) để xuống mũi, họng.

Tắc tuyến lệ là gì?

Tắc tuyến lệ là tình trạng ống lệ bị tắc ngăn dòng chảy của nước mắt từ mắt xuống mũi. Bệnh này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Hiện tượng tắc tuyến lệ thường xảy ra khi ống lệ mũi bị tắc ở đầu dưới khiến nước mắt không thể lưu thông gây ứ lại.

Căn bệnh này có thể do bẩm sinh do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống lệ mũi khi đi xuống mũi. Tỷ lệ trẻ mắc tật tắc tuyến lệ bẩm sinh là 1/25 trẻ.

Triệu chứng của tắc tuyến lệ

  • Lông mi trẻ luôn bị ướt hay lượng nước mắt nhiều hơn bình thường. Do nước mắt không thể lưu thông qua các ống lệ nên nó sẽ chảy tràn ra ngoài mắt xuống má.
  • Mí mắt trẻ bị dính do tăng tiết dịch nhầy, nhất là vào buổi sáng. Dịch nhầy là một dịch rất dính, bình thường được hòa tan trong nước mắt. Khi nước mắt không chảy bình thường, dịch nhầy này sẽ bám bên ngoài mắt. Cần lưu ý rằng đây là những dịch nhầy sinh lý bình thường, khác với mủ (dịch màu vàng hay xanh) là dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
  • Trẻ thường bị đỏ mắt do nhiễm khuẩn.

Chảy quá nhiều nước mắt không phải luôn luôn là triệu chứng của tắc tuyến lệ. Nếu trẻ có dấu hiệu này, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám.

Điều trị

Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau khi trẻ bị tắc tuyến lệ. Bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho trẻ.

Các liệu pháp điều trị y khoa bao gồm mát-xa và sử dụng kháng sinh trị nhiễm khuẩn. Nếu trẻ vẫn không đỡ, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật.

Tuy nhiên trước hết cha mẹ cần biết cách làm vệ sinh mắt cho bé: dùng bông gòn hoặc vải xô mềm, thấm nước, tốt nhất là sử dụng nước đun sôi để nguội, để đảm bảo vô khuẩn hoặc dùng nước muối sinh lý (thuốc nhỏ mắt) NaCl 0.9%. Nhẹ nhàng lau mắt cho bé, lấy hết những ghèn, gỉ dính trên đôi mắt của bé. Nên thực hiện vệ sinh mắt từ 3 - 5 lần/ngày để giữ cho đôi mắt của bé luôn sạch sẽ. Chú ý phải làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh để mi mắt bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm.

Mát-xa tuyến lệ cho trẻ

Cha mẹ dùng ngón tay đã cắt móng và rửa tay sạch sẽ, mát-xa nhẹ nhàng góc mắt cho bé. Mát-xa bắt đầu từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển (vuốt xuôi) xuống phía mũi. Nên thực hiện mát-xa từ 5 - 10 lần/ngày, mỗi lần mát-xa từ 5 - 10 phút. Tác dụng chủ yếu là: mát-xa gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn lệ, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc.

Sử dụng kháng sinh

Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn mắt, bác sỹ sẽ kê kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt.

Phẫu thuật

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả sau vài tháng, trẻ có thể cần phải phẫu thuật. Trẻ cũng sẽ cần can thiệp phẫu thuật nếu túi nước mắt bị nhiễm khuẩn và vùng da giữa nhãn cầu và cạnh mũi bị sưng đỏ.

Quá trình phẫu thuật xử trí tắc tuyến lệ

Trước phẫu thuật, trẻ sẽ được gây mê toàn thân để trẻ không cảm thấy đau trong cuộc phẫu thuật.

Thông và rửa ống lệ mũi

Đây là loại phẫu thuật phổ biến nhất đối với trường hợp tăc tuyến lệ.

  1. Một ống nhỏ được luồn vào trong ống lệ đạo vào trong ống lệ mũi để làm thông chỗ tắc.
  2. Một ống thứ hai được luồn vào trong mũi để nối với ống thứ nhất và đảm bảo rằng ống lệ đã được mở thông.
  3. Nếu bác sỹ quyết định rửa ống lệ, một kim đầu cùn sẽ được nối với các ống này và dung dịch saline sẽ được cho chảy qua.
  4. Đầu kim và các ống nhỏ sau đó sẽ được loại bỏ.

Chèn ống silicone

Trong phẫu thuật này, bác sỹ sẽ đặt một ống mỏng vào trong tuyến lệ. Ống này được giữ tại vị trí đó trong khoảng vài tuần để ngăn cản tình trạng tắc nghẽn trở lại của tuyến lệ.

Mở thông túi lệ

Đây là thủ thuật mở một đường dẫn mới trong túi lệ và qua xương mũi để nước mắt được đổ thông vào mũi.

Cả ba loại phẫu thuật trên đều được thực hiện trong ngày và trẻ sẽ không cần phải ở lại bệnh viện qua đêm.

Lưu ý sau khi phẫu thuật

Tình trạng đau hay khó chịu

Trẻ có thể bị đau ở bên mắt được phẫu thuật. Bạn có thể cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sỹ.

Tiết dịch mắt

Nước mắt và dịch tiết từ mũi có thể có máu trong vòng 1-2 ngày. Đây là hiện tượng bình thường. Khu vực được phẫu thuật cũng có thể tiết dịch có dính máu. Trong trường hợp này, hãy sử dụng một băng gạc sạch đặt lên lên khu vực đó và ấn thật nhẹ nhàng.

Hãy thông báo cho bác sỹ nếu tình trạng tiết dịch và xuất huyết kéo dài trên 2 ngày hoặc nếu dịch tiết chuyển sang vàng hoặc xanh.

Băng mắt

Bình thường trẻ không phải lúc nào cũng cần thiết phải băng mắt sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu trẻ cần phải băng vùng mắt lại thì bác sỹ sẽ thông báo cho bạn biết khi nào cần gỡ bỏ.

Ống trong mắt

Nếu trẻ cần đặt ống trong tuyến lệ, trẻ sẽ cần trở lại bệnh viên sau một vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật để bác sỹ có thể lấy các ống này ra.

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thông tuyến lệ

Chườm lạnh

Bác sỹ có thể khuyên bạn sử dụng những túi chườm lạnh để giảm sưng và khó chịu tại mắt sau phẫu thuật.

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh

Bác sỹ có thể kê thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt có chứa kháng sinh cho trẻ sử dụng sau phẫu thuật. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho trẻ.

Vệ sinh mũi

Trẻ không nên xì mũi trong khoảng 1-2 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lau sạch nhẹ nhàng mũi cho trẻ.

Vận động nhẹ

Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, trẻ chỉ nên tham gia các hoạt động nhẹ, có thể sử dụng máy tính và xem tivi.

Trẻ cần tránh các hoạt động mạnh ngoài trời như nghịch đất cát, các môn thể thao tương tác.

Thông thường, trẻ không nên đi học trong vòng 1-2 ngày sau phẫu thuật, đôi khi cần nghỉ lâu hơn.

Tắm gội

Hãy hỏi bác sỹ về việc tắm gội cho trẻ. Một số bác sỹ có thể khuyến cáo sử dụng bồn tắm thay vì vòi sen trong tuần đầu sau phẫu thuật.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Trẻ nên tránh đi ra ngoài nắng ngay lập tức sau phẫu thuật.

Bạn có thể cần phải đưa trẻ đi khám lại trong vòng 1-2 tuần sau phẫu thuật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phát hiện và điều trị đau mắt đỏ - Viêm kết mạc ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm