1. Biểu hiện của bệnh
Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo “ khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric).
Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ dẫn tới bàng quang.
Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó thực sự là “vấn đề” rắc rối. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi “ mục đích” của chúng là di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót, nguy hiểm hơn dẫn đến ứ nước, giãn thận.
2. Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi thận:
- Đau vùng lưng, hay có cảm giác buồn nôn
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có ra máu
- Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn
- Đau vùng bụng , vùng háng, sốt nhẹ, hay bị rùng mình
- Nước tiểu có màu không bình thường
Những người trẻ tuổi và trung niên là đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người già.
- Các bằng chứng y khoa đã cho hay, uống quá ít nước sẽ dẫn tới nguy cơ mắc sỏi thận.
- Sỏi thận có thể là căn bệnh do di truyền, hay đó là các đối tượng đã từng bị bệnh gout, bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính.
- Những người có chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalat (có trong socola, nho, trà, rau bina, dâu tây), cũng rất dễ mắc sỏi thận.
- Chế độ ăn kiêng gây thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6 và magie, cùng với sự dư thừa hàm lượng vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận.
- Sự mất cân bằng của các vitamin và khoáng chất có thể làm tăng hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu. Khi hàm lượng quá cao, canxi oxalate không được phân huỷ, và sẽ tạo nên sự kết tinh( đóng cục), dẫn đến bệnh sỏi thận.
4. Giảm đau khi mắc sỏi thận
- Uống hoặc dùng ít nhất 1 lần cây atisô mỗi tuần
- Ăn măng tây ít nhất 2 lần mỗi tuần
- Ngâm khăn với nước ép hành tỏi rồi chườm lên vùng thận sẽ giúp giảm đau
- Đun sôi nước cần tây và mùi tây, để nguội rồi uống hỗn hợp nước này sẽ giúp giảm đau do bệnh sỏi thận gây ra
- Uống ít nhất 1 cốc nước chanh mỗi ngày
- Uống nước củ cải đường hàng ngày
- Uống nhiều nước sẽ giúp ngừa việc hình thành sỏi và lọc bỏ những cặn bã tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?