Bệnh dại tái xuất hiện ở một số nước, đặc biệt là châu Á
Cứ 15 phút có 1 người châu Á tử vong vì bệnh dại: 40% số này là trẻ em dưới 15 tuổi. Đó là tuyên bố của bác sĩ FX-Meslin tại Hội nghị quốc tế về bệnh dại họp ở Băng Cốc (Thái Lan). BS. Meslin còn cho biết cứ mỗi giờ có 800 người châu Á nghi bị súc vật dại cắn và phải đi tiêm vaccin.
Ở Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vaccin. Số người tử vong vì bệnh dại từ mức 400-500 người trước năm 1995, nay còn 50-60 trường hợp. Đó là nhờ tiêm phòng vaccin và huyết thanh kháng dại, với tổn phí lên đến khoảng 70 tỷ đồng, chưa kể ảnh hưởng lớn về sức khỏe và ngày công lao động. Ngoài ra, Bộ Y tế còn phải chi mỗi năm 250 triệu đồng cho Chương trình Phòng chống bệnh dại quốc gia và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi hàng chục tỷ đồng để tiêm vaccin cho đàn chó nuôi (mặc dù mới đạt tỷ lệ rất thấp là 20%).
Sau châu Á, vùng có nguy cơ mắc bệnh dại cao là châu Phi và Nam Mỹ. Thậm chí một số nước châu Âu như Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Sĩ vẫn còn lưu hành bệnh dại nhưng ở mức thấp và nguồn bệnh là từ chó chuyển sang các loài thú khác như chồn, cáo, dơi.
Thực trạng về việc phòng chống bệnh dại ở các nước châu Á
Hiện nay, việc tăng cường giám sát bệnh dại đã được các nước châu Á quan tâm hơn; như Malaysia có nhiều phòng xét nghiệm chẩn đoán bệnh từ mẫu súc vật bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang. Việc chẩn đoán bệnh và theo dõi lâm sàng trên người tính chung ở cả châu Á chỉ đạt 27%, mặc dù một số nước có phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia... Các nước khác có đầu tư thiết bị nhưng không duy trì thường xuyên việc giám sát bệnh phẩm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa nên khó kiểm soát triệt để; Không những lơi là việc giám sát chó mà còn không quan tâm đến các đối tượng khác, nhất là súc vật hoang dã nên việc khống chế, tiến tới loại bỏ căn bệnh chết người này sẽ khó đạt kết quả trong vài ba năm tới.
Tiêm vaccin cho chó để tạo vành đai an toàn bảo vệ người đã được thực hiện ở Trung Quốc, Thái Lan và có kết quả rõ rệt: hạ được tỷ lệ tử vong do bệnh dại. Malaysia đã tiến hành tiêm phòng vaccin cho chó dọc biên giới, tạo “vành đai miễn dịch quốc gia”. Ấn Độ, Philippin, Srilanka và Thái Lan đã dùng vaccin dạng uống cho đông đảo quần thể chó thả rông và có hiệu quả rõ rệt, đương nhiên là tốn kém nhiều. Còn Việt Nam mới chỉ tiến hành việc này ở các thành phố lớn, đông dân. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp &ø Phát triển Nông thôn, hàng năm Bộ tổ chức hai chiến dịch tiêm phòng cho chó nhưng mới đạt 60% ở các thành phố lớn, còn vùng nông thôn tuy có nhiều chó thả rông nhưng lại được tiêm phòng quá ít (15%).
Ở nước ta, số ổ dịch dại ở chó trong năm 1998 là 214, đến năm 2004 giảm còn 2; Và số ổ dịch ở mèo khi so sánh ở 2 năm đó là 14 và 0. Tuy kết quả phòng chống bệnh dại đã đạt kết quả khá khả quan, nhưng với 2 tập quán: nuôi chó thả rông và ăn thịt chó, việc giảm số chó nuôi và giảm nguy cơ bệnh dịch khó có thể thực hiện được trong vài ba năm tới. Mặt khác, dù chó đã được tiêm vaccin, nhưng khi cắn người vẫn không thể khẳng định là vô hại và người bị chó cắn vẫn phải đi tiêm vaccin. Vì thế, vaccin cho người vẫn đang được quan tâm phát triển và sử dụng ở châu Á.
Vaccin từ mô thần kinh súc vật lớn (cừu, bê) đã có từ cuối thế kỷ 19 và đến năm 1958 được thay thế bằng vaccin làm từ não chuột ổ (phương pháp Fuenzalida). Vaccin Fuenzalida có nhiều ưu điểm như giá thành hạ, giảm dần số lần tiêm và lượng tiêm..., đã có đóng góp lớn trong việc dự phòng bệnh dại ở các nước trong 4 thập niên vừa qua. Song, vì còn những nhược điểm lớn về tính an toàn và công hiệu nên Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên dùng. Các nước như Thái Lan, Philippin, Srilanka đã ngưng sử dụng vaccin Fuenzalida từ những năm giữa thập niên 1990 và chuyển sang dùng vaccin nuôi cấy tế bào. Vaccin mới có hiệu quả bảo vệ cao và đặc biệt an toàn hơn nhiều nhưng lại quá đắt, gấp 10-20 lần so với vaccin cũ nên chưa phổ biến.
Triển vọng
Khi virus dại nhiễm vào người sẽ không có thuốc đặc trị và tử vong là điều khó tránh khỏi. Dại là loại bệnh do súc vật truyền gây tử vong cho người đứng đầu thế giới, con số 50.000 người tử vong/năm là chưa tính đủ, còn thiếu con số thống kê ở nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Phi.
Nhờ tăng cường quản lý đàn chó nuôi và tiêm phòng vaccin cho người (mỗi năm tiêu thụ 5 triệu liều vaccin cho người), Trung Quốc đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong vì bệnh dại: từ 5.200 trường hợp trong năm 1988 xuống còn 200 vào năm 1995. Ở châu Á, Singapore và một phần bán đảo Malaysia đã loại trừ được bệnh dại.
Việc khắc phục giá cả khi dùng vaccin tế bào tiêm trong da (Vero, PCEC) sẽ mở rộng thị trường sử dụng loại vaccin này ở Việt Nam. Vaccin Fuenzalida cải tiến của Viện Vaccin ít gây phản ứng phụ, giá rẻ chắc chắn sẽ còn tồn tại một thời gian nữa. Huyết thanh kháng dại do Việt Nam tự sản xuất đã góp phần đáng kể trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong cho người bị chó cắn ở các vùng nguy hiểm như đầu, mặt, bộ phận sinh dục.
Không chỉ người bị súc vật nghi dại cắn mới cần tiêm phòng, các đối tượng có nguy cơ cao như bác sĩ thú y, nhân viên đi bắt chó thả rong, công nhân sản xuất vaccin, người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với thú, người đi du lịch đến các vùng có dịch... cũng cần tiêm vaccin...
NGUỒN BỆNH
- Từ động vật: chó, mèo, chuột, cáo... bị nhiễm virus dại truyền sang người.
- Ở Việt Nam nguồn bệnh dại chủ yếu là chó, mèo.
TRIỆU CHỨNG DẠI Ở SÚC VẬT
- Hung dữ khác thường.
- Nước dãi nhiều.
- Giọng sủa khàn.
- Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.
- Triệu chứng dại của mèo giống của chó nhưng thích lánh vào chỗ tối.
- Mèo dại rất nguy hiểm.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
1. Hạn chế nuôi chó.
2. Tiêm phòng dại cho chó.
3. Chó nuôi phải xích, nhốt.
4. Chó ra đường phải có rọ mõm.
5. Người bị chó, mèo nghi dại cắn phải đi tiêm phòng dại sớm, đầy đủ.
6. Không nên điều trị thuốc Nam khi bị chó, mèo dại cắn.
CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ SÚC VẬT NGHI DẠI CẮN
Tại chỗ:
- Rửa thật kỹ vết cắn bằng xà phòng và các chất sát khuẩn để diệt virus dại.
- Nếu phải cắt lọc vết thương chỉ được khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
Đến ngay cơ sở y tế:
- Bị cắn nhiều vết nguy hiểm.
- Bị cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục.
- Không theo dõi được con vật.
Phải tiêm vaccin phòng dại và kháng dại sớm.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.