Máu đi đến khắp nơi trong cơ thể nhờ có thệ thống động mạch và tĩnh mạch. Khi có quá nhiều tế bào hồng cầu trong máu, thì các tế bào này sẽ bắt đầu hình thành các cục máu đông bên trong lòng các mạch máu. Cục máu đông là việc nhiều tế bào hồng cầu tích tụ và “dính” lại với nhau.
Rất nhiều người mắc phải bệnh đa hồng cầu nguyên phát sẽ dễ bỏ qua những triệu chứng khởi phát sớm, ví dụ như mệt mỏi. Đa hồng cầu nguyên phát không được điều trị sẽ dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn, do việc hình thành các cục máu đông. Cục máu đông hình thành ở những mạch máu nuôi tim hoặc não sẽ gây ra những tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, chưa có cách nào chữa khỏi bệnh đa hồng cầu nguyên phát, do vậy, việc điều trị tập trung chủ yếu vào việc dùng thuốc để dự phòng hình thành cục máu đông. Những người bị bệnh đa hồng cầu nguyên phát nếu không tuân thủ điều trị sẽ có nguy cơ tử vong cao vì các biến chứng liên quan đến cục máu đông.
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một rối loạn hiếm gặp thường xảy ra nhiều ở nam giới hơn, rất ít khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi. Đa hồng cầu nguyên phát thường có liên quan đến một đột biến gen chịu trách nhiệm tạo ra protein trong quá trình sản xuất tế bào máu.
Tế bào hồng cầu được tạo ra ở tủy xương. Việc sản xuất hồng cầu được kiểm soát rất chặt chẽ. Nếu bạn bị đa hồng cầu nguyên phát, tủy xương của bạn sẽ sản xuất ra quá nhiều hồng cầu.
Triệu chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát
Triệu chứng sớm của bệnh đa hồng cầu nguyên phát là những triệu chứng rất phổ biến của nhiều bệnh khác, và thường dễ bị bỏ qua. Các triệu chứng sớm của bệnh đa hồng cầu nguyên phát bao gồm:
Nếu không được điều trị, đa hồng cầu nguyên phát có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Bác sỹ cũng có thể sẽ không phát hiện ra bệnh đa hồng cầu nguyên phát cho đến khi một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng xảy ra. Những biến chứng này bao gồm:
Chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát
Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn bị đa hồng cầu nguyên phát, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu để đếm tế bào máu, bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, lượng hemoglobin trong máu (là loại protein vận chuyển khí oxy). Nếu bạn bị đa hồng cầu nguyên phát, thì tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu của bạn sẽ rất cao.
Đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh mạn tính và không thể chữa khỏi. Cách duy nhất để điều trị căn bệnh này là thông qua việc kiểm soát và dự phòng. Bác sỹ sẽ điều trị các bệnh nhân theo các cách khác nhau phụ thuộc vào nguy cơ hình thành cục máu đông của từng người.
Bệnh nhân nguy cơ thấp
Bệnh nhân ít cơ nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:
Điều trị cho nhóm người nguy cơ thấp bao gồm việc thường xuyên mở tĩnh mạch và sử dụng aspirin liều thấp. Mở tĩnh mạch nhằm mục đích loại bỏ bớt máu ra khỏi tĩnh mạch. Máu sẽ được trích ra hàng ngày, hoặc gần như hàng ngày và bạn sẽ được tiến hành đếm số lượng tế bào máu, cho đến khi có sự suy giảm về tế bào hồng cầu. Aspirin liều thấp để làm loãng máu và ngăn chặn hình thành cục máu đông. Aspirin liều thấp cũng có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bệnh nhân nguy cơ cao
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:
Bệnh nhân nguy cơ cao sẽ cần được điều trị đặc biệt, sử dụng cả 2 loại thuốc là hydroxyurea và interferon alpha.
Tháng 12 năm 2014, FDA đã chấp nhận việc sử dụng Jakafi (ruxolitinib) trong việc điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Loại thuốc này trước đây được sử dụng để điều trị bệnh xơ hóa tủy xương (myelofibrosis). Bác sỹ có thể kê Jakafi cho những bệnh nhân không dung nạp hydroxyurea hoặc không đáp ứng với hydroxyurea. Jakafi hoạt động bằng cách hạn chế sự phát triển của các yếu tố tạo ra tế bào hồng cầu và chức năng miễn dịch.
Đa hồng cầu nguyên phát là một rối loạn mãn tính. Điều trị sẽ làm giảm lượng tế bào hồng cầu do tủy xương sản xuất ra và ngăn chặn việc hình thành cục máu đông. Bệnh nhân tuân thủ điều trị chặt chẽ có thể sống mà không gặp phải bất kỳ biến chứng gì.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Mùa xuân, với tiết trời ấm áp, dễ chịu và không khí trong lành, là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Cả gia đình có thể cùng nhau quây quần, thư giãn sau một ngày dài hoạt động.