Biểu hiện bệnh:
- Biểu hiện của thiếu canxi: quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc vùng sau gáy hình vành khăn, chậm mọc răng, thóp rộng, bướu đỉnh đầu hoặc trán dồ, giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động ( chậm biết lật, biết bò, đi, đứng…)
- Nếu còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, rãnh Harrison, ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
- Xquang xương có thể thầy những bất thường: hình ảnh khoét xương, chuỗi hạt sườn, điểm cốt hóa chậm so với tuổi.
- Chỉ số có giá trị nhất là giảm 25-hydroxyvitaminD (calcidiol) trong máu.
Chuyển hóa vitamin D trong cơ thể:
Dưới da trẻ đã có sẵn các tiền vitamin D ( 7 dehydro- cholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ là nhờ phơi nắng. Vitamin D cung cấp qua thức ăn thường ở dạng vitamin D2 (ergocalciferol), có nguồn gốc từ thực vật và nấm, được dùng bổ sung trong sữa công thức.
Vitamin D2 và vitamin D3 được coi là prohormone, đến gan và được chuyển thành 25-hydroxy vitaminD (calcidiol) là thể lưu hành của vitamin D trong máu. Khi đến thận, calcidiol được hydroxyl hóa 1 lần nữa và trở thành hormone có hoạt tính sinh học 1,25-dihydroxyvitaminD (calcitriol). Calcitriol kích thích sự hấp thu canxi và phosphor tại đường ruột, sự tái hấp thu canxi ở thận và huy động canxi, phosphor từ xương.
Phòng ngừa:
- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 15-30 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, nghĩa là không đứng sau lớp kính cửa sổ vì sẽ không còn tác dụng.
- Khi trẻ ăn dặm: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi ( Sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh…) và dầu mỡ.
- Ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, cung cấp vitamin D phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn. Tất cả các đối tượng trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, thiếu niên đều phải được cung cấp tối thiểu 400 UI vitamin D mỗi ngày. Để đạt được nhu cầu trên, viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo:
+ Bổ sung vitamin D từ sau sinh cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ một phần với liều 400 UI/ngày ( 10 µg cholecalciferol) cho đến khi trẻ bú được khoảng 1l sữa/ngày hoặc uống thêm trên 250ml sữa có bổ sung vitamin D. Không dùng sữa bò tươi cho trẻ dưới 1 tuổi .
+ Trẻ nhỏ và thiếu niên nếu ăn ít thực phẩm bổ sung vitamin D (sữa, bột, lòng đỏ trứng…) cũng nên bổ sung vitamin D200- 400 UI/ngày.
+ Trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D như kém hấp thu mỡ (suy tụy, bệnh gan mạn…), sử dụng thuốc chống động kinh phải được theo dõi nồng độ vitamin D và bổ sung định kỳ. Liều cao hơn bình thường 2-4 lần.
- Khi có thai, người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 200.000UI/ 1 lần duy nhất.
Điều trị:
- Vitamin D2: 2000-5000UI/ ngày trong 2-4 tuần.
- Sau đó bổ sung 400 UI/ ngày trong 12-24 tháng.
- Bổ sung canxi và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Một số lưu ý:
- Trẻ bụ bẫm vẫn có thể thiếu vitamin D nếu ít phơi nắng do nhu cầu cao.
- Trẻ da sậm màu dễ bị thiếu vitamin D hơn.
- Ăn quá dư đạm cũng làm tăng mất canxi qua thận.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi cọc, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, có thể kèm còi xương hoặc không. Tỉ lệ trẻ thấp còi ở Việt nam vẫn còn khá cao, theo số liệu điều tra của Viện dinh dưỡng 2007 là 33,9%, xếp trong 20 nước có tỉ lệ thấp còi cao nhất thế giới.
- Bổ sung dầu mỡ đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày của trẻ: vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
- Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, khoảng 22 UI/l. do đó trẻ bú mẹ phải phơi nắng đều đặn, trong những tháng mùa đông phải uống thêm vitamin D.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ thấp lùn do còi xương
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.