Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Chagas (Trypanosoma châu Mỹ)

Trên thế giới có khoảng 6-7 triệu người (chủ yếu là Châu Mỹ Latinh) được chẩn đoán là nhiễm trypanososoma – một loại ký sinh trùng gây bệnh Chagas.

Bệnh Chagas – hay còn được gọi là Trypanosoma châu Mỹ là một loại bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng do ký sinh trùng đơn bào Trypanososoma cruzi gây ra.

Căn bệnh này chủ yếu tìm thấy ở các khu vực thuộc 21 quốc gia ở châu Mỹ Latinh – nơi có sự lan truyền đến người qua việc tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu của bọ xít. Căn bệnh này được đặt tên theo một bác sĩ, một nhà nghiên cứu ở Brazil – người đã phát minh ra căn bệnh vào năm 1909.

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh Chagas bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn cấp tính ban đầu kéo dài khoảng 2 tháng sau khi nhiễm. Trong giai đoạn cấp tính này, trong hầu hết các trường hợp, một số lượng lớn ký sinh trùng sẽ lưu hành trong máu người bệnh. Các triệu chứng thường nhẹ và không đặc hiệu. Khoảng dưới 50% trường hợp bị bọ xít cắn, những dấu hiệu đầu tiên có thể nhìn thấy được là những tổn thương trên da hoặc những sưng tấy ở một bên mí mắt. Thêm vào đó, các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, hạch bạch huyết sưng to, đau cơ, khó thở, xanh xao, sưng, đau bụng hoặc ngực.

Trong giai đoạn mạn tính, ký sinh trùng ẩn nấp chủ yếu ở tim và các cơ tiêu hóa. Khoảng 30% người bệnh phải đối mặt với các rối loạn tim mạch và tầm 10% phải chịu đựng những thay đổi về tiêu hóa, thần kinh hoặc cả hai. Vào những giai đoạn cuối của nhiễm trùng, người bệnh có thể xảy ra cái chết đột ngột với suy tim hoặc rối loạn nhịp tim gây ra bởi sự phá hủy cơ tim và hệ thống thần kinh.

Lây truyền

Tại châu Mỹ Latinh, ký sinh trùng T.cruzi lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc với phân/nước tiểu của máu bọ xít đã nhiễm bệnh. Những con bọ này (vecto mang ký sinh trùng) sống chủ yếu trên tường hoặc trên những gác mái tại các khu vực nông thôn nghèo hoặc ngoại ô thành phố. Thông thường chúng sẽ ẩn mình vào ban ngày và hoạt động vào ban đêm để hút máu các loài động vật có vú, bao gồm cả con người. Chúng thường đốt ở những vị trí dễ nhận ra như mặt sau đó sẽ đi đại tiện hoặc tiểu tiện gần chỗ cắn. Loại ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể khi phân hoặc nước tiểu của bọ xít dính vào vết cắn, mắt, miệng hoặc bất kỳ tổn thương hở nào ở da.

T.cruzi cũng có thể được truyền qua:

  • Tiêu thụ thực phẩm nhiễm T.cruzi
  • Truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu có chứa ký sinh trùng
  • Truyền từ mẹ sang con khi mang thai và sinh nở.
  • Ghép tạng
  • Tai nạn trong các phòng thí nghiệm

Điều trị

Để giết chết ký sinh trùng, bệnh Chagas có thể được điều trị với benznidazole và/hoặc nifurtimox. Hiệu quả có thể đạt đến 100% nếu được điều trị ngay ở những giai đoạn đầu tiên cấp tính, bao gồm cả trường hợp di truyền bẩm sinh. Hiệu quả của điều trị sẽ giảm đi càng ở những giai đoạn sau.

Điều trị cũng được chỉ định cho những người nhiễm trùng tái phát và cho bệnh nhân trong giai đoạn mạn tính sớm. Người trưởng thành nhiễm bệnh, đặc biệt là những người không có triệu chứng nên yêu cầu điều trị vì nó có thể ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của bệnh, tránh lây lan bẩm sinh ở phụ nữ mang thai.

Hai chất trên không nên điều trị ở phụ nữ mang thai hoặc người có các vấn đề về gan và thận. Nifurtimox cũng được chống chỉ định ở những người rối loạn thần kinh và tâm lý. Thêm vào đó, điều trị đặc biệt cho những người gặp các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa và thần kinh cũng cần được quan tâm.

Kiểm soát và dự phòng

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin dự phòng cho Chagas. Kiểm soát đường lây truyền là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay các nước khu vực châu Mỹ Latinh đang áp dụng. Sàng lọc máu là một hình thức cần thiết để ngăn ngừa lây nhiễm qua truyền máu và ghép tạng.

Ban đầu, T.cruzi chỉ ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã, sau đó nó lan truyền sang động vật và người. Tùy thuộc vào khu vực địa lý, WHO khuyến nghị các phương pháp sau để phòng ngừa và kiểm soát:

  • Phun thuốc diệt bọ trong nhà và các khu vực xung quanh
  • Cải thiện nhà cửa, đặc biệt là nhà vệ sinh để ngăn chặn sự lan truyền của véc tơ truyền bệnh
  • Mắc màn khi đi ngủ để tránh bọ đốt
  • Thực hành vệ sinh sạch sẽ khi chuẩn bị, chế biến và lưu trữ, tiêu thụ thức ăn
  • Sàng lọc các trường hợp hiến máu, truyền máu
  • Sàng lọc trẻ nhỏ trong các trường hợp nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh mà không được điều trị.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Các ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm ở người

Ths. Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm