Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bắt bệnh viêm sung huyết hang vị dạ dày

Viêm sung huyết hang vị dạ dày là một bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta. Mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh này, nhưng người trưởng thành, trong đó người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả.

Ở NCT thường có biểu hiện đau bụng cồn cào kèm theo đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn là những triệu chứng hay gặp nhất. Đau có thể âm ỉ nhưng thường đau nhiều, khó chịu, nhất là về đêm làm cho NCT mất ngủ kéo dài và rất lo lắng. Đau bụng lúc no nhiều hơn lúc đói (do thức ăn và dịch vị nhiều tác động vào niêm mạc hang vị). Viêm sung huyết hang vị, nếu không điều trị hoặc điều trị không đưt điểm có thể đưa đến loét hang vị và nguy hiểm hơn là ung thư hang vị. Tuy vậy, viêm sung huyết hang vị, tuy đau nhiều hơn nhưng ít gây chảy máu hơn so với viêm loét hành tá tràng.

Để chẩn đoán viêm hang vị có thể chụp X-quang có thuốc cản quang nhưng tốt hơn là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có nhiều ưu điểm, thấy được vị trí, tình trạng sung huyết của niêm mạc hang vị và ưu điểm hơn nữa, khi cần có thể sinh thiết để quan sát tế bào. Kỹ thuật này vừa tiến hành xác định tế bào vừa xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật nhuộm gram và xác định phản ứng sinh học phân từ PCR.

Nguyên tắc điều trị

Khi có chỉ định của bác sĩ khám, người bệnh cần điều trị tích cực, tránh bỏ thuốc do quên hoặc ngại uống (một đặc điểm của NCT). Người bệnh cần uống đúng liều lượng không tự động thêm hoặc bớt thuốc (khi cần thiết người nhà cần giúp đỡ). Người bệnh nên lưu ý là điều trị viêm sung huyết hang vị dạ dày cần kiên trì, không nóng vội và không quá lo lắng về bệnh tật của mình. Bởi vì, điều trị viêm sung huyết hang vị không phải trong ngày một, ngày hai mà phải có thời gian nhất định, nếu người bệnh quá lo lắng, bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm. Trong trường hợp xác định có vi khuẩn HP, việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn là hết sức cần thiết. Tuy vậy, dùng loại kháng sinh gì, dùng như thế nào là do bác sĩ khám bệnh chỉ định. Hiện nay có nhiều phác đồ điều trị (khoảng 5 phác đồ) áp dụng để nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP, bác sĩ khám bệnh sẽ áp dụng phác đồ nào còn tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh, nhất là người có tuổi.

Ngoài việc sử dụng kháng sinh (nếu có vi khuẩn HP), cần có các loại thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc chống tiết dịch vị, thuốc giảm đau (đối với hệ tiêu hóa đường mật, tiết niệu) và thuốc an thần.

Lời khuyên của thầy thuốc

Bên cạnh tuân thủ điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, NCT cần có chế độ ăn uống hợp lý (không ăn nhanh, không ăn vội vàng, phải ăn chậm, nhai kỹ, không nên cho canh vào cơm,…). Cần ăn thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ. Hạn chế ăn chua cay (dấm, ớt, bồ tạt, hạt tiêu…), tốt nhất là kiêng chua cay đối với người đang lâm bệnh viêm sung huyết hang vị dạ dày. Không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, không nên uống cà phê, trà đặc, hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào).

Khi cơn đau xuất hiện, nên ăn một ít bánh mì, bánh ngọt (có khả năng hút dịch vị để tống xuống ruột làm giảm sự kích thích của chúng) hay uống một ly sữa nhỏ sẽ tạm thời làm giảm cơn đau.

NCT rất cần được nghỉ ngơi thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền về bệnh tật của mình, mỗi ngày nên được ngủ ít nhất từ 7 - 8 giờ. Trong gia đình cần hòa thuận, cần loại bỏ các tác động không cần thiết để người bệnh được thoải mái. NCT nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, đi bộ, giao lưu với bạn bè, nếu có điều kiện nên tham gia các môn thể thao nhẹ như: bơi, chơi cờ…

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm