Tuy nhiên, bạn cần phải tẩy tế bào chết với tần suất như thế nào để không làm da bị khô quá mức và thậm chí bị mẩn đỏ.
Bạn nên nhớ là mỗi phút có khoảng 50.000 tế bào chết trên da bị bong ra. Nếu số lần bạn tẩy tế bào chết không đủ có thể khiến gây tắc lỗ chân lông, dẫn đến da bị mụn và trở nên sạm màu. Còn nếu tẩy tế bào chết hàng ngày sẽ làm chậm sự tái tạo của làn da, dẫn đến lão hóa nhanh hơn. Không những thế, điều này còn làm mất đi lớp dầu tự nhiên khiến da bị tổn thương.
Cần phải dựa vào loại da của bạn, nếu bạn có làn da dầu thì tẩy tế bào chết không quá 2 lần/ tuần. Nếu da bạn thuộc loại da hỗn hợp thì có thể thực hiện bước này 2 lần trong tuần. Nhớ không nên chà, cọ xát mạnh lên da và ngay sau khi tẩy tế bào chết, bạn cần phải dưỡng ẩm sâu cho da.
Dù da trên cơ thể dày hơn và đàn hồi tốt hơn da mặt nhưng nguyên lý hoạt động cũng giống như da mặt. Tẩy tế bào chết mỗi ngày cũng khiến da trên cơ thể bạn khô, bị rạn và mẩn đỏ. Nhớ chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần/ tuần và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sẽ tốt nhất cho loại da của bạn.
Sau khi vỗ nước lên mặt, bạn đắp một lớp mỏng kem tẩy tế bào chết có hạt lên mặt. Dùng miếng bông mềm chà nhẹ theo đường tròn từ 2-5 phút. Tránh chà vùng da quanh mắt. Rửa mặt sạch bằng nước hơi ấm. Sau đó, rửa mặt bằng nước lạnh để làm se khít lỗ chân lông. Cuối cùng, vỗ nhẹ cho da khô và rồi kem dưỡng ẩm.
Nếu bạn sử dụng bất cứ dụng cụ cầm tay hay xơ mướp chắc chắn sẽ giúp làm sạch da gấp đôi so với bình thường. Đây là cũng bước cần thiết bạn cần làm để ngăn ngừa mầm bệnh và vi khuẩn phát tán trên da mặt trở lại.
Bạn chỉ cần trộn 1 thìa canh đường nâu với nửa thìa canh dầu oliu cho đến khi có được hỗn hợp nhão có hạt. Bạn cho thêm 5 giọt tinh dầu hạnh nhân vào rồi chà nhẹ hỗn hợp trên lên mặt. Nó sẽ lột các lớp da chết mà không hề làm da bạn bị khô.
Da nhạy cảm dễ bị mẩn đỏ sau khi tẩy tế bào chết và để làm dịu da, bạn hãy dùng dung dịch đơn giản này. Lấy nước ép dưa leo đặt vào trong tủ lạnh trong 10 phút. Sau đó, dùng bông 1 miếng bông cotton vỗ nhẹ lên da và để cho dung dịch hấp thụ vào da hoàn toàn. Nước và chất chống oxy hóa trong dưa leo sẽ làm dịu da và làm giảm mẩn đỏ hiệu quả.
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Mùa xuân, với tiết trời ấm áp, dễ chịu và không khí trong lành, là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Cả gia đình có thể cùng nhau quây quần, thư giãn sau một ngày dài hoạt động.