Hiện nay khi thời tiết có giai đoạn nắng, lạnh thất thường cũng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh về da, trong đó có bệnh dị ngứa da do thay đổi thời tiết rất nhiều người đang gặp phải.
Trường hợp chị Lê Thị Nhi nhân viên công ty truyền thông (Hà Nội) chia sẻ không biết vì sao chị bị nổi mề đay khắp người. Ban đầu là ở tay, sau ở cổ, ở người và lan xuống chân, lan ra khắp mặt, ngứa ngáy khắp mặt. Hiện tượng này trước nay chưa bao giờ xuất hiện với chị.
Theo ThS.BS Vũ Quốc Tuấn (nguyên cán bộ Trung tâm truyền thông Giáo dục Sức khỏe Hà Nội), hiện nay do thay đổi thời tiết nên có rất nhiều người bị dị ứng da nổi mẩn đỏ như dị ứng nổi mề đay là thể điển hình. Tuy nhiên để biết mình dị ứng do nguyên nhân nào thì chúng ta nên đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa là do rối loạn hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh như do thay đổi thời tiết đột ngột, chuyển mùa, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng; hoặc do cơ thể dị ứng với thức ăn như đồ biển, thịt bò, nhộng tằm, hạt điều, đồ hộp.
Khi chúng ta bị ngứa do thay đổi thời tiết, biểu hiện bệnh là các nốt sẩn có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, sưng, phù nề, hình dạng có khi vòng tròn, có khi vệt dài hoặc hình ô van. Ngứa xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, có khi một vùng, có khi nhiều vùng da, có khi chỉ rải rác một vài chỗ. Nếu mề đay nổi ở vùng mặt sẽ làm cho mắt, môi, tai sưng vếu. Ngứa là biểu hiện rõ nhất, càng gãi càng ngứa, gãi có khi chảy máu vẫn muốn gãi.
Ngứa do thay đổi thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, chứ không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số bệnh nhân, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bị ngứa do thời tiết rét nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc. Bởi lẽ, nếu gãi nhiều sẽ gây xước xát da khiến nhiễm trùng, viêm da.
Để hạn chế sự phát triển bệnh da trong trời rét, hanh khô, ẩm ướt do thay đổi thời tiết, khi bị mẩn ngứa bệnh nhân nên hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da, như vải chứa nhiều chất ni lông, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ xát lên da khiến da bị kích thích ngứa, mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi. Trường hợp bị nặng mãi không khỏi, cách tốt nhất là đến bác sỹ để tìm nguyên nhân và được điều trị dứt điểm.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương (Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, khi một số chất tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ban gọi là viêm da tiếp xúc. Phản ứng này có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng. Thường rất khó để phân biệt giữa hai loại phản ứng này. Tiêu chuẩn vàng của viêm da tiếp xúc dị ứng là chỉ xảy ra ở những nơi có tác nhân thủ phạm, ví dụ hóa chất tiếp xúc với da.
Viêm da tiếp xúc kích thích thường đau nhiều hơn ngứa do tác nhân phá hỏng da khi tiếp xúc. Thời gian tiếp xúc càng nhiều, nồng độ chất càng cao thì mức độ phản ứng càng nặng. Xà phòng và thuốc tẩy là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc dị ứng có triệu chứng đỏ, ngứa, mụn nước, mà hầu như nhiều người mắc sau khi chạm vào cây họ lá han, cây sơn độc. Phản ứng dị ứng này do một chất trong cây gây ra gọi là urushiol. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xuất viện trong khoảng 24-48 giờ sau tiếp xúc. Thời gian để hồi phục da sau viêm là 14-28 ngày kể cả có được điều trị. Tác nhân khác gây viêm da tiếp xúc có thể niken, nước hoa, thuốc nhuộm, sản phẩm cao su và mỹ phẩm. Một số thuốc bôi ngoài da cũng có thể gây dị ứng như thuốc neomycin, thành phần trong kem kháng sinh.
Để điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng nhúng lạnh và nén có thể giảm các triệu chứng ngứa cấp, sớm của giai đoạn ban mụn nước. Nếu ban chỉ giới hạn ở vùng da nhỏ, có thể được dùng kem corticoid tại chỗ để giảm triệu chứng.
Nếu ban chiếm diện tích lớn thì dùng corticoid dạng uống. Dùng thuốc uống liên tục trong suốt quá trình phản ứng (12-28 ngày) là cần thiết để ngăn ngừa phản ứng tái phát.
Viêm da dị ứng/Eczema
Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương cho biết viêm da dị ứng/Eczema thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, khuỷu tay và đầu gối. Ban đỏ, ngứa, có vẩy thường thấy ở trẻ nhỏ, nhưng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn ở các cá thể có tiền sử gia đình bị dị ứng. Eczema có thể có lúc rỉ nước, có lúc rất khô. Bác sĩ chẩn đoán viêm da dị ứng dựa vào 3 yếu tố: ngứa, rát khô sần của chàm và cơ địa dị ứng.
Tác nhân kích thích thông thường bao gồm quá nóng, hoặc quá ướt, tiếp xúc với chất kích thích như gỗ, vật nuôi, xà phòng. Ở người lớn, stress cảm xúc có thể gây bùng phát bệnh. Trẻ nhỏ, thức ăn có thể là nguyên nhân phát triển eczema. Ngoài ra, nhiễm tụ cầu thứ phát có thể gây ra bùng phát bệnh ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân thường có da rất khô và “quầng thâm dị ứng” chéo qua mi mắt dưới. Người viêm da dị ứng có thể nhạy cảm với nhiễm trùng da khác.
Để điều trị Eczema cần ngăn ngừa ngứa là mục tiêu điều trị đầu tiên của eczema. Đắp miếng gạc lạnh và bôi da khô bằng kem hoặc dầu, đặc biệt trong mùa khô.
Loại bỏ tất cả các kích thích làm tăng tình trạng bệnh. Nếu thức ăn được xác định là thủ phạm chính, phải kiêng tuyệt đối trong chế độ ăn.
Thuốc corticosteroid dạng kem bôi có hiệu quả nhất trong điều trị eczema. Trong những trường hợp nặng có thể thêm thuốc kháng histamine/corticosteroid để uống. Nếu nhiễm khuẩn thứ phát thì cần dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé