Một số người sử dụng nước súc miệng để tránh hôi miệng, trong khi một số người khác sử dụng nước súc miệng để dự phòng tình trạng sâu răng.
Nước súc miệng sẽ không thể thay thế được việc chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa khi vệ sinh răng miệng và nước súc miệng chỉ hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng cần biết rằng, các sản phẩm nước súc miệng khác nhau sẽ sử dụng các công thức khác nhau với các thành phần khác nhau, và không phải loại nước súc miệng nào cũng có thể giúp làm chắc khoẻ răng.
Sử dụng nước súc miệng như thế nào?
Hướng dẫn sử dụng của từng loại sản phẩm cũng sẽ khác nhau dựa trên từng hãng sản xuất. Bạn nên tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước, sau đó mới tuân theo những hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Chải răng trước
Hãy bắt đầu bằng việc chải răng và dùng chỉ nha khoa. Nếu bạn sử dụng kem đánh răng có chứa flo, hãy đợi một chút trước khi sử dụng nước súc miệng bởi nước súc miệng có thể làm rửa trôi lượng flo của kem đánh răng.
Sử dụng bao nhiêu nước súc miệng?
Bạn nên sử dụng cốc được cung cấp bởi nhà sản xuất để đo lượng nước súc miệng sử dụng. Hãy chỉ sử dụng với lượng được khuyến nghị. Thông thường lượng này sẽ tương đương với 3-5 thìa cà phê.
Súc miệng, ngậm và nhổ ra
Hãy uống hết lượng nước trong cốc và súc miệng thật kỹ. Không nuốt nước sục miệng. Cố gắng súc miệng trong vòng 30 giây sau đó mới nhổ ra.
Khi nào nên sử dụng nước súc miệng?
Một số người có thói quen sử dụng nước súc miệng như một phần của thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ cần sử dụng nước súc miệng như một phần bổ sung thêm để tránh tình trạng hôi miệng.
Nước súc miệng sẽ không có tác dụng làm cứng men răng hoặc chống lại các bệnh về nướu trừ khi bạn dùng nước súc miệng sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa. Để thu được kết quả tốt nhất, răng cần được làm sạch trước khi sử dụng nước súc miệng.
Bạn nên sử dụng nước súc miệng với tần suất như thế nào?
Cần nhấn mạnh và nhắc lại một lần nữa là, súc miệng không thể thay thế cho việc chải răng và dùng chỉ nha khoa. Và cũng không cần thiết phải sử dụng nước súc miệng để giữ khoang miệng sạch sẽ. Đa số các sản phẩm nước súc miệng đều khuyến nghị sử dụng 2 lần/ngày sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa.
Cơ chế hoạt động của nước súc miệng
Thành phần trong mỗi loại nước súc miệng cũng sẽ khác nhau một chút, do vậy mỗi loại sẽ nhằm một mục đích riêng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước súc miệng sẽ không giúp giảm hình thành mảng bám không giúp làm giảm viêm lợi. Nhưng do các công thức sử dụng khác nhau và việc sử dụng nước súc miệng phải đi kèm với thói quen chăm sóc răng miệng tốt, nên rất khó để xác định mỗi công thức có ích như thế nào.
Nghiên cứu năm 2010 ở Scotland chỉ ra rằng phần lớn những người sử dụng nước súc miệng hàng ngày báo cáo rằng họ làm như vậy để điều trị các triệu chứng của bệnh về nướu, loét miệng hoặc sưng lợi. Nước súc miệng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách sử dụng các thành phần chống khuẩn như cồn, menthol và eucalyptol. Những thành phần này có thể len lỏi vào giữa các kẽ răng hoặc những vị trí khó tiếp cận như phần sâu của họng, giúp tiêu diệt các vi khuẩn cứng đầu tích tụ ở đây. Những thành phần này thường khá mạnh và có vị hơi cay nên đó là lý do vì sao nước súc miệng thường có vị hơi cay.
Một số loại nước súc miệng khẳng định là có thể giúp men răng của bạn chắc khoẻ hơn bằng việc bổ sung flo. Trong một nghiên cứu năm 2007, trên trẻ lứa tuổi học đường, việc sử dụng nước súc miệng có chứa flo giúp làm giảm tỷ lệ sâu răng đi hơn 50% so với những trẻ không sử dụng nước súc miệng.
Nước súc miệng có chứa flo sẽ gần tương tự như loại nước súc miệng bạn sử dụng sau khi lấy cao răng, mặc dù lượng flo trong nước súc miệng ở các phòng khám răng thường sẽ cao hơn nhiều so với trong các loại nước súc miệng. Thành phần flo này sẽ giúp bảo vệ răng và sẽ được hấp thu vào men răng , giúp răng chắc khoẻ hơn và giảm mảng bám.
Thận trọng khi sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng thường có chứa hàm lượng cồn và flo khá cao. Cả 2 thành phần này đều không an toàn nếu nuốt phải một lượng quá lớn, đặc biệt là ở trẻ em. Do vậy, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ không khuyến cáo sử dụng nước súc miệng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Người trưởng thành cũng không nên có thói quen nuốt nước súc miệng.
Nếu bạn có vết thương hở ở trong miệng, bạn sẽ muốn sử dụng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn và làm nhanh quá trình liền thương. Nhưng bạn nên trao đổi với nha sĩ trước khi sử dụng nước súc miệng nếu bạn có vết thương hở trong miệng. Bởi các vết thương hở, vết loét trong miệng có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Việc sử dụng nước súc miệng có chứa flo và các chất kháng khuẩn đôi khi sẽ có hại nhiều hơn có lợi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 lợi ích của việc dùng chỉ nha khoa
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.