Khoa học đã chứng minh thiếu ngủ kéo dài có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ nói chung, từ các vấn đề về trí nhớ, thay đổi cảm xúc cho tới tăng huyết áp, và suy giảm hệ miễn dịch.
Thiếu ngủ là tình trạng ngủ ít hơn bình thường hoặc chất lượng giấc ngủ thấp hơn so với nhu cầu của cơ thể, do đó, cơ thể không thể hồi phục, tái tạo năng lượng và sửa chữa.
Có thể bạn nghĩ rằng ngủ 8 tiếng là đủ, nhưng việc bạn cảm thấy thế nào trong ngày tiếp theo mới là điều quan trọng. nếu bạn gặp khó khăn trong việc thức dậy vào buổi sáng hoặc bạn phải uống đến 3 cốc cà phê mới có thể tỉnh táo được thì đó có thể là dấu hiệu cảu tình trạng thiếu ngủ.
Ngủ là nhu cầu cơ bản của con người. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn hoạt động được với hiệu suất tốt nhất.
Chu kỳ của giấc ngủ
Theo Hiệp hội giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, khuyến nghị chung về giấc ngủ cho người trưởng thành là từ 7-9 tiếng mỗi đêm.
Trong suốt khoảng thời gian này, cơ thể sẽ phải trải qua 5 giai đoạn ngủ, bao gồm:
Hai giai đoạn đầu là giấc ngủ nông nhất. Đây là 2 giai đoạn cơ thể chuẩn bị để đi ngủ sâu và nghỉ ngơi bằng cách làm giảm nhiệt độ cơ thể và làm giảm các sóng não.
Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất, khi cơ thể sẽ làm việc hết công suất để sửa chữa và làm lành. Não sẽ giải phóng ra các hormone quan trọng để tối đa hoá các chức năng của cơ thể.
Khi tính đến thời lượng ngủ đủ giấc, tất cả các giai đoạn của giấc ngủ cần được tính đến. Mỗi người sẽ cần một thời gian khác nhau trong mỗi giai đoạn. Dưới đây là một số điều bạn cần biết
Biết được nhịp sinh học của bạn.
Cách dễ nhất là lắng nghe nhịp sinh học của chính cơ thể bạn. Hãy giữ một cuốn sổ bên mình và viết câu trả lời cho các câu hỏi như:
Khi bạn tỉnh dậy, bạn cũng nên trả lời các câu hỏi như:
Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn rõ hơn về chất lượng giấc ngủ của mình
Tính toán thời gian ngủ
Tính toán thời gian ngủ mỗi đêm và thời gian cho mỗi giai đoạn ngủ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra khi bạn ngủ.
Các thông tin quan trọng cần chú ý khi tính toán giấc ngủ bao gồm:
Nếu bạn hoàn thành 5-6 giai đoạn của chu kỳ ngủ, sẽ mất khoảng 7.5-9 tiếng để ngủ.
Nếu bạn ngủ ít hơn, điều đó có nghĩa là bạn bị thức giấc vào một lúc nào đó giữa các chu kỳ này.
Giấc ngủ theo độ tuổi
Theo Hiệp hội giấc ngủ Mỹ, thời gian ngủ sẽ thay đổi theo tuổi
Đương nhiên, đây chỉ là hướng dẫn chung. Nhu cầu giấc ngủ sẽ khác nhau tuỳ từng người dựa vào tình trạng sức khoẻ, lối sống và nhiều yếu tố khác.
Các tình trạng sức khoẻ
Ngoài tuổi và các yếu tố cá nhân, một số tình trạng sức khoẻ cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian và nhu cầu ngủ của bạn, bao gồm:
Trầm cảm và lo âu
Nếu bạn bị trầm cảm, thì tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Trầm cảm óc liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ như:
Những vấn đề về giấc ngủ này còn có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm
Lo âu, ngược lại thường liên quan đến tình trạng không ngủ được. Trong cả 2 trường hợp, ngủ đủ giấc và điều chỉnh thói quen ngủ sẽ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của bạn.
Các vấn đề về tim mạch
Các vấn đề về tim mạch cũng liên quan đến chất lượng giấc ngủ
Ngủ giúp trái tim thư giãn và bảo vệ các động mạch không bị cứng lại. Thời gian giấc ngủ được chứng minh là các yếu tố dự đoán các vấn để về tim mạch.
Các tình trạng đau mãn tính
Những người mắc phải các tình trạng đau mãn tính thường báo cáo gặp phải các vấn đề về mất ngủ và gặp khó khăn khi ngủ. Ngược lại, gián đoạn giấc ngủ cũng sẽ khiến các cơn đau nặng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngủ được ngay trong 60 giây: Kỹ thuật thở 4-7-8
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?