Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về xương của mình?

Xương có nhiệm vụ chống đỡ cơ thể và giúp di chuyển, bảo vệ các cơ quan bên trong nhưng còn những điều gì thú vị về chúng. Hãy cùng khám phá những kiến thức về xương dưới đây

Trẻ nhỏ có nhiều xương hơn người trưởng thành

Đúng. Khi bạn mới sinh ra bạn có khoảng 300 chiếc xương. Theo thời gian bạn lớn lên và chỉ cón 260 chiếc. Thế những chiếc xương kia chúng biên đi đâu mất? chúng không đi đâu mất cả mà là chúng nối liền lại với nhau thôi. Một vài xương của trẻ sơ sinh rất mềm và linh hoạt chúng được gọi là mô sụn, nó sẽ từ từ được cốt hóa thành xương cứng cùng với sự phát triển của em bé.

Xương gây buồn còn có tên gọi quen thuộc hơn là? Xương đầu gối? xương ngón chân?  Xương ở khủy tay?

Đừng để cái tên đánh lừa bạn. Đó là vì khi bạn chạm vào một điểm nào đó ở vùng khủy tay bạn sẽ thấy có cảm giác tê hoặc kiến bò. Xương gây buồn không phải là một xương mà là chỗ hợp lại nhiều xương và có thần kinh chạy qua đó.

Khi nào xương của bạn ngừng phát triển

Thường thì xương ngừng phát triển khi bạn trưởng thành và theo thời gian mật độ xương của bạn sẽ giảm xương và mỏng hơn và dễ gẫy hơn. Nhưng bạn có thể ngăn chặn quá trình đó bằng cách cung cấp thêm can xi và vitamin D cho cơ thể, cộng thêm với việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp  xương chắc khỏe.

Xương tạo ra bạch cầu và hồng cầu?

Chính xác. Xương ngoài  nhiệm vụ chống đỡ cơ thể và giúp di chuyển, bảo vệ các cơ quan bên trong (xương sọ bảo vệ não, xương sườn nảo vệ tim, phổi, gan) thì còn có chức năng khác là sản sinh các tế bào máu như hồng cầu (vận chuyển protein, õi đến các mô) và bạch cầu (chiến đấu bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh).

 

Xương nào dễ gãy nhất trong cơ thể?

Xương đòn là xương dễ gãy nhất trong các xương. Bạn có thể bị vỡ xương đòn nếu bạn chống tay khi ngã hoặc bị đnah đúng vào vai. Gãy xương cánh tay hoặc cẳng tay  cũng rất hay gặp bởi bạn thường dùng tay để chống đỡ khi bị ngã.

Nước ngọt có ga sẽ gây hại cho xương

Cacbonat có trong nước ngọt không gây tổn hại gì đến xương của bạn nhưng uống nhiều nước ngọt có ga không phải là một việc tốt. Bở có một số nghiên cứu cho thấy lượng caffein và photpho có trong nước ngọt có ga sẽ làm suy yếu xương. Thức uống bổ dưỡng nhất cho xương chính là sữa hoặc nước cam bổ sung can xi.

Có bao nhiêu xương trong cơ thể bạn không liên kết với những xương khác

Chỉ có một thôi. Và nó được gọi là xương ở gốc lưỡi

Hút thuốc lá có hại cho xương ?

Bạn thường nghe tới việc hút thuôc lá coa hị cho phổi, tim mạch và răng miệng nhưng thực tế nó còn không tốt cho cả xương. Nicotine và các loại hóa chất khác có trong thuốc lá có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu can xi vào xương do almf giảm sự tổng hợp vitamin D của cơ thể.

Ngón chân cái có ít xương hơn các ngón chân khác.

 

Đúng là như vậy mỗi ngón chân gồm có ba xương bé nhưng ngón cái chỉ có hai, Ngón tay cái cũng chỉ có hai xương còn các ngón tay khác cũng có tới ba xương.

Xương nhỏ nhất trong cơ thể là xương gì?

Xương tai là ba xương bé nhất trong số các xương của cơ thể. Xương tai bao gồm ba xương con là xương búa, đe và bàn đạp chỉ dài khoảng 2,5-3,3 mmm. Xương dài nhất trong cơ thể là xương đùi

Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm