Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 lợi ích sức khỏe của hạt điều

Cây điều (tên khoa học Anacardium occidentale) là một cây xanh nhiệt đới. Nó có thể phát triển cao tới 14m...

Cây điều (tên khoa học Anacardium occidentale) là một cây xanh nhiệt đới. Nó có thể phát triển cao tới 14m, nhưng bình thường cây điều chỉ cao 6m và đã được chứng minh có rất nhiều giá trị kinh tế do trưởng thành sớm và cho năng suất cao.

Hạt điều được sử dụng như là một món ăn nhẹ cho bữa phụ hoặc được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn giống như các loại hạt khác. Thịt quả điều có thể được chế biến thành sinh tố hoặc chưng cất thành rượu.

Cây điều có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Brazil, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới. Ấn Độ và Nigeria là nước sản xuất các sản phẩm điều rất lớn và uy tín. Ngoài ra, cây điều còn được trồng ở Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Pakistan và Indonesia. Tuy nhiên, khi nói đến cây điều, người ta chủ yếu nói đến hạt của loại cây này bởi hạt điều có khả năng ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, chăm sóc cho sức khỏe của xương, giảm cân, ngăn chặn sỏi mật và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

1. Ngăn ngừa ung thư

Hạt điều chứa proanthocyanidins - được chứng minh là loại flavanol có thể ngăn chặn các tế bào ung thư tái sản xuất và tiêu diệt tế bào ung thư. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy hàm lượng đồng cao trong hạt điều cũng giúp tránh khỏi các gốc tự do cũng như cung cấp nguồn phytochemical và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

2. Nuôi dưỡng tóc và da

 

Hạt điều rất giàu hàm lượng đồng - một thành phần cấu thành quan trọng của tyrosinase. Loại enzym này giúp chuyển đổi tyrosin thành melanin - tạo ra các sắc tố màu trong tóc và da.

Hạt điều có khả năng ngừa ung thư, chăm sóc cho sức khỏe.

3. Duy trì sức khỏe tim mạch

Hạt điều có chứa lượng axit oleic phong phú. Loại chất béo không bão hòa đơn này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và làm giảm nồng độ triglycerid. Ngoài ra, magiê trong hạt điều có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa các cơn đau tim. Bệnh mạch vành và nguy cơ tim mạch có thể được giảm bằng cách thường xuyên ăn hạt điều do không chứa cholesterol và chất chống oxy hóa.

4. Tốt cho sức khỏe của xương

Hạt điều cũng chứa magiê - một khoáng chất bổ sung và kết hợp với canxi để tái tạo thành phần của xương. Ngoài ra, đồng trong hạt điều cung cấp sự linh hoạt cho xương và khớp.

5. Tốt cho thần kinh

Không chỉ tốt cho xương, hàm lượng magiê trong hạt điều cũng cung cấp lợi ích cho hệ thần kinh và cơ bắp. Magiê giữ cho các mạch máu và cơ bắp được thả lỏng và nghỉ ngơi bằng cách làm chậm dòng chảy của canxi vào các tế bào thần kinh.

Nghiên cứu này chứng minh rằng magiê giúp giảm tần suất các cuộc tấn công đau nửa đầu, hạ huyết áp và giúp ngăn ngừa các cơn đau tim. Ngược lại, thiếu magiê trong cơ thể có thể gây ra cao huyết áp, căng cơ và mệt mỏi.

6. Cải thiện chức năng não

Hạt điều có thể giúp tăng oxy lên não. Hạt điều đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ. Điều này là do các chất béo không bão hòa đa, chất béo không bão hòa đơn - 2 loại chất béo có tác động đến quá trình sản sinh tế bào não. Điều tuyệt vời là hạt điều có hàm lượng cao cả 2 loại chất béo này.

7. Giảm cân

Những người ăn hạt điều 2 lần/tuần có xu hướng tránh được béo phì. Khoảng 75% chất béo chứa trong hạt điều là chất béo không bão hòa - một chất béo tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, hạt điều có chứa một lượng lớn chất xơ. Chất béo tốt trong hạt điều có thể giúp bạn giảm cân mà vẫn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Hạt điều cũng giúp tạo thuận lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể.

Mai Hương - Theo Sức khỏe đời sống/ Nikkie Garcia
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm