Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về “Ngón chân COVID”?

Nhiều quốc gia trên thế giới đã trải qua các làn sóng đại dịch COVID hơn một năm rưỡi kể từ cuối năm 2019, ghi nhận một triệu chứng được các nhà chuyên môn y học và cộng đồng khá quan tâm, đó là cụm từ “Ngón chân COVID - COVID Toes”.

Sự gia tăng số lượng bệnh nhân bị sưng và đổi màu ngón chân trong đại dịch COVID-19, khiến các bác sĩ da liễu và các nhà nghiên cứu y học lâm sàng suy đoán rằng có thể có mối liên quan với nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Hiện tượng này thường thấy nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên, với tên đặt là “Ngón chân COVID”. Người bệnh có biểu hiện một hoặc nhiều ngón chân và đôi khi cả ngón tay chuyển sang màu hồng, đỏ hoặc tía. Tình trạng bất thường này thường khỏi trong vòng vài tuần.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã trải qua các làn sóng đại dịch COVID  kể từ cuối năm 2019.

Các triệu chứng “Ngón chân COVID”

"Ngón chân COVID" giống như một rối loạn da hiếm gặp gọi là pernio, còn gọi là bệnh cước hay Chilblain, một tình trạng viêm da do tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ lạnh và ẩm ướt. Pernio là một dạng viêm mao mạch có thể dẫn đến đổi màu và / hoặc sưng trên bàn tay hoặc bàn chân.

Pernio cũng có thể xảy ra như một tình trạng thứ phát ở những người mắc bệnh tự miễn dịch, rối loạn mô liên kết, ung thư máu hoặc các loại bệnh do virus khác, chẳng hạn như do virus Epstein-Barr. Bệnh cảnh ngón chân COVID, có triệu chứng giống pernio hoặc là một dạng của pernio, thường ảnh hưởng đến một hoặc nhiều ngón chân và / hoặc bàn chân. Đôi khi rối loạn cũng có thể liên quan đến bàn tay hoặc ngón tay.

Các triệu chứng bao gồm: Đổi màu da thành hồng, đỏ, tím hoặc chuyển từ đỏ sang tím; Da sưng có thể ngứa, rát hoặc đau. Kèm theo các nốt sần nổi lên hoặc các vùng da thô ráp; rộp; các đốm màu nâu tía; có ít mủ. Tình trạng này kéo dài từ 10 ngày đến vài tháng.

Nguyên nhân của “Ngón chân COVID”

Tình trạng rối loạn da dạng pernio, đặc biệt gặp ở trẻ em, có liên quan đến bệnh nhân COVID-19, nhưng liệu có thực sự liên quan đến COVID-19 hay không vẫn chưa được xác định một cách đầy đủ.

Một số nghiên cứu nhỏ và sơ bộ đã cho thấy có mối liên quan giữa “ngón chân COVID” với nhiễm COVID-19 vào thời điểm hiện tại hoặc trước đó thông qua xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm kháng thể COVID-19 hoặc điều tra dịch tễ tiếp xúc của cá nhân.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự gia tăng của pernio cũng có thể là do tiếp xúc với lạnh ẩm, chẳng hạn như đi chân trần hoặc mang tất mỏng, tìm thấy ở những người bị cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà.

Một đánh giá được công bố trên Tạp chí lâm sàng về Da liễu - Clinics in Dermatology cho thấy hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên không có triệu chứng hoặc báo cáo các triệu chứng COVID-19 nhẹ trước khi phát triển các rối loạn ở da. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy sự gia tăng sản xuất interferon, một loại cytokine được tiết ra bởi các tế bào phản ứng đáp ứng với nhiễm virus, ở những người có ngón chân COVID ngay cả khi họ xét nghiệm âm tính với nhiễm COVID-19.

Biểu hiện của "Ngón chân COVID".

Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng ngón chân COVID xảy ra muộn trong quá trình tiến triển của bệnh và xét nghiệm COVID-19 có thể âm tính vì virus đã được đào thải đến mức không thể phát hiện được.

Chẩn đoán “Ngón chân COVID”

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình để kiểm tra xem có bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào hoặc các loại nhiễm trùng gần đây khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh pernio của bạn hay không. Đồng thời hỏi xem bạn có bị phơi nhiễm lạnh hoặc thay đổi hành vi nào; và bạn có bất kỳ triệu chứng nào gần đây của COVID-19 hoặc tiếp xúc với bất kỳ ai được chẩn đoán mắc COVID-19 hay không.

Các triệu chứng thường gặp của COVID-19 là sốt hoặc ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc cơ thể, nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn hoặc tiêu chảy.

Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 nếu người bệnh có các triệu chứng của COVID ngón chân, đặc biệt nếu đã tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19; hoặc gần đây có các triệu chứng của COVID-19. Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ và các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm khác để tìm các bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt nếu tình trạng rối loạn da hay tái phát.

Điều trị “Ngón chân COVID”

Nếu ngón chân của bạn bị ngứa rát, bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc corticosteroid tại chỗ, chẳng hạn như kem hydrocortisone; thuốc kháng histamine tại chỗ. Nếu ngón chân của bạn bị đau, sẽ điều trị bổ sung bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như tylenol (acetaminophen).

Tiên lượng “Ngón chân COVID”

Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng này thường tự khỏi hoặc gần như khỏi trong vài tuần, cũng có thể kéo dài đến khoảng 2 tháng.

Tóm lại, nếu bạn cho rằng mình hoặc người thân có thể bị ngón chân COVID, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn. Bạn có thể cần làm một số thử nghiệm tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Cho dù có liên quan đến nhiễm COVID-19 hay không, bạn nên cẩn thận và cần được sự hỗ trợ về y tế, nhất là trong giai đoạn chịu sự ảnh hưởng của làn sóng đại dịch COVID như hiện nay. Chúng ta cần cảnh giác cao độ, không lơ là, đảm bảo 5K của Bộ Y tế hướng dẫn và tiêm phòng vaccine ngừa COVID.

Thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm phòng vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Loại bỏ u biến dạng ngón chân cái.

TS.BS. Lê Thanh Hải - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm