Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về mỡ trong máu?

Người bị cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có gấp đôi nguy cơ bệnh tim, nên điều quan trọng là phải phòng ngừa và điều trị.

Để giúp bạn tìm hiểu về mỡ trong máu và những cách có thể giúp quản lý mỡ máu hiệu quả, dưới đây là những thông tin hữu ích, theo everydayhealth.

Bạn không thể sống mà không có cholesterol. Chúng ta được sinh ra với cholesterol trong cơ thể, và trẻ sơ sinh có được nhiều cholesterol hơn từ sữa mẹ. Trên thực tế, cholesterol thậm chí còn được bổ sung vào sữa bột trẻ em. Cholesterol cần thiết đối với các hoóc môn và các tế bào để hoạt động đúng. Nó cũng giúp gan tạo ra axit để xử lý chất béo.

1/3 người lớn có hàm lượng cholesterol cao. Những người trên 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol với một xét nghiệm máu đơn giản, mỗi 5 năm một lần, theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bện Mỹ - CDC.

Cholesterol cao có thể do di truyền. Mặc dù nhiều người kiểm soát mức cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng yếu tố ảnh hưởng chính cũng là di truyền. 75% cholesterol là do gien, và khoảng 25% là do chế độ ăn uống.

Trẻ em cũng có thể có cholesterol cao. Hầu hết ai cũng nghĩ rằng cholesterol cao là vấn đề của người lớn, nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo việc sàng lọc cholesterol cho tất cả trẻ em nên được thực hiện ở lứa tuổi 9 và 11.

Đổ mồ hôi có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt. Ngoài ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm như cá hồi và quả bơ, bạn có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt để giúp ngừa bệnh tim, thì tập thể dục cũng là một cách.

Trong một nghiên cứu về phụ nữ bị tiểu đường loại 2 được công bố vào tháng 6.2016 trên Tạp chí quốc tế về Y học thể thao, ba tuần tập luyện cường độ cao làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol tốt của phụ nữ đến 21% và giảm trigylcerides đến 18%. Và một nghiên cứu công bố tháng 3.2009 trên tạp chí Nghiên cứu Sức mạnh và Nhiệt độ phát hiện ra rằng nam giới chạy bộ và chạy ở cường độ cao trong thời gian bằng nhau cho thấy sự cải thiện đáng kể nồng độ cholesterol tốt của họ trong tám tuần.

Uống thuốc giảm cholesterol cũng hiệu quả nhưng chậm. Chế độ ăn uống và tập thể dục là lựa chọn đầu tiên để giảm cholesterol, trừ phi bạn có nguy cơ cao với đau tim hoặc có gia đình mỡ máu cao, thì mới nên dùng thuốc cholesterol vì hiệu quả không nhanh bằng tập thể dục và ăn uống.

Mức cholesterol của phụ nữ dao động theo tuổi. Mặc dù phụ nữ thường có mức cholesterol thấp hơn so với nam giới, nhưng họ có thể trải nghiệm nồng độ cholesterol cao - thấp trong suốt cuộc đời của họ. Trong khi mang thai, phụ nữ có nồng độ cholesterol tăng lên, để giúp bộ não của trẻ sơ sinh phát triển. Và sữa mẹ giàu cholesterol được cho là bảo vệ tim cho trẻ sơ sinh. Sau khi mang thai, nồng độ cholesterol của phụ nữ trở lại bình thường. Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ cholesterol “xấu” tăng lên, trong khi nồng độ cholesterol “tốt” suy giảm.

Ngọc Lam - Theo Thanh Niên
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm