Ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể tự vệ để làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng. Thông thường, triệu chứng ho ở trẻ có thể khỏi trong vòng 10 ngày.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, có đến 90% các trường hợp ho sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần. 10% còn lại là ho kéo dài, liên tục từ 3 tuần trở lên và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này tùy theo mỗi độ tuổi của trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân thay đổi theo mỗi độ tuổi khiến trẻ bị ho kéo dài.
(Ảnh minh họa)
Thầy thuốc Ưu tú, TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Đối với trẻ nhũ nhi hay trẻ dưới 3 tuổi, nhiễm trùng, nhiễm virus đường hô hấp thông thường, vi khuẩn không điển hình, ho gà, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, dị tật bẩm sinh ở đường hô hấp, ở tim như bệnh tim bẩm sinh… là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến ho kéo dài.
Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản là những nguyên nhân thường gặp nhất. Đối với trẻ 5 tuổi đến tuổi vị thành niên tương tự như người lớn, trong đó 3 nguyên nhân chính gây ho kéo dài ở lứa tuổi này là hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng chảy mũi sau ở trẻ bị viêm xoang”.
BS Tuấn đặc biệt nhấn mạnh, trẻ từ 3 tuổi thường rất năng động, vì vậy khi có triệu chứng ho kéo dài, các bậc phụ huynh đừng bỏ qua khả năng trẻ gặp phải tình trạng dị vật đường thở bị bỏ quên. Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác tình trạng nhiễm lao vẫn còn tồn tại, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ bị ho kéo dài không nên bỏ qua.
Vị Trưởng khoa có hơn 30 năm kinh nghiệm nhận thấy, thực tế trong quá trình thực hành lâm sàng, vấn đề thường gặp nhất là nhiều cha mẹ không nhận biết được trường hợp trẻ ho thế nào cần đưa đi khám ngay để có chẩn đoán và điều trị thích hợp. Điều này dẫn đến tình trạng phụ huynh “miệt mài” mua thuốc ho, thuốc long đờm, thậm chí là cả kháng sinh cho con uống, nên nhiều trường hợp khi đến bệnh viện thì trẻ đã gặp biến chứng.
“Đúng là hơn 70% các trường hợp trẻ bị ho là viêm đường hô hấp trên và có thể tự khỏi trong vòng 10-14 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể diễn tiến nặng và cần sự chăm sóc, điều trị tích cực trong bệnh viện. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm vững 2 tình huống nguy hiểm và trở nặng để đưa con em đến các cơ sở y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc” - BS Tuấn khuyến cáo.
Thứ nhất là nếu trẻ có dấu hiệu ngủ li bì không thể đánh thức; trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi bỏ bú hoàn toàn hoặc bú kém (bú ít hơn ½ lượng sữa bình thường); trẻ lớn hơn 2 tháng không thể uống được bất kỳ chất lỏng nào; trẻ co giật thì nên đưa đi cấp cứu ngay, vì nếu chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thông thường, khi trẻ hít vào, không khí đi vào phổi sẽ làm lồng ngực căng lên và phồng ra. Dấu hiệu trẻ thở rút lõm ngực là khi trẻ hít vào thấy phần dưới lồng ngực (vị trí tiếp giáp giữa bụng với ngực) bị lõm bất thường.
(Ảnh minh họa)
Thứ hai là xuất hiện dấu hiệu khó thở. Nếu nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường hay có biểu hiện thở co lõm lồng ngực, mẹ cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Để nhận diện cơn thở co lõm lồng ngực, mẹ chỉ cần cho bé nằm và kéo áo cao khỏi lồng ngực và quan sát. Bình thường, khi hít vào lồng ngực của trẻ sẽ nở ra để tiếp nhận oxy từ bên ngoài vào. Ngược lại nếu mỗi khi hít vào phần dưới lồng ngực bị kéo lõm trẻ phải hóp ngực vào mới thở được thì đa phần trong các trường hợp đây là triệu chứng cảnh báo viêm phổi nặng, cần được điều trị sớm.
Thứ ba, nếu dấu hiệu ho kéo dài trên 7 ngày hoặc không thuyên giảm thì lời khuyên tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xem nguyên nhân do đâu để có hướng xử trí phù hợp, giúp em bé mau khỏi bệnh.
Khi trẻ bị ho nhưng không có nguyên nhân nặng cần điều trị đặc hiệu hoặc trong một số trường hợp có thể chăm sóc nâng đỡ tại nhà. Khi đó, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, không nên kiêng cữ mà cung cấp đầy đủ các nhóm chất, ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước giúp làm dịu họng, loãng đờm. Môi trường sinh sống cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ nghỉ ngơi, giữ cơ thể thoáng mát khi trời nóng và đủ ấm khi trời lạnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mách mẹ bí quyết chăm trẻ cảm sốt, ho có đờm với siro tăng sức đề kháng.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.