Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðẩy lùi viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ mang thai. Đôi lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra âm thầm...

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ mang thai. Đôi lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng nhưng đa số đều có biểu hiện lên chức năng tiểu tiện tùy theo vị trí nào của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận một bên hoặc hai bên. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc đồng thời song song trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh

Thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải sẽ đè ép vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận. Hơn nữa, trong thời kỳ có thai, sự thay đổi về sinh lý nội tiết như dưới tác dụng của progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên thai phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn. Hoặc trong thời kỳ hậu sản, một số sản phụ thường bí tiểu do cuộc đẻ gây ra như chấn thương đường sinh dục dưới, do thủ thuật Forceps, giác hút, đại kéo thai. Hoặc dùng thông tiểu trước, trong và sau sinh không đảm bảo vô khuẩn.

Điều trị triệt để khi bị viêm tiết niệu để không nguy hiểm khi mang thai.

Ảnh hưởng đối với thai kỳ

Tùy vị trí bị nhiễm khuẩn (bàng quang, niệu quản hay bể thận) mà có sự ảnh hưởng khác nhau đến thai kỳ: Khoảng 25% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng. Một số trường hợp có thể dẫn đến động thai, sẩy thai đặc biệt vào những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai. Nếu viêm thận - bể thận sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn thường dẫn đến đẻ non, thai chết trong tử cung nếu chẩn đoán muộn và điều trị không tích cực.

Cảnh giác viêm bể thận trong thai kỳ

Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản). Bệnh xuất hiện đột ngột trên một thai phụ bình thường hoặc ở thai phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang trước đó với triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; sốt cao (có thể tới 40oC, rét run; đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); kém ăn hoặc chán ăn; buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu có nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ... Nếu cấy máu có thể gặp 15% trường hợp có nhiễm khuẩn máu.

Đừng để viêm thận - bể thận mạn tính

Nếu thai phụ có tiền sử bị viêm tiết niệu (niệu đạo, viêm bàng quang hoặc viêm thận - bể thận) cấp tính cần điều trị triệt để. Vì triệu chứng viêm thận - bể thận thường âm thầm chỉ biểu lộ suy chức năng thận (suy thận) lúc bệnh quá nặng.

Trường hợp chức năng thận còn tốt, huyết áp còn trong giới hạn bình thường thì thai vẫn phát triển bình thường. Điều trị như đối với viêm thận cấp tính nhưng cần chú ý theo dõi kỹ về chức năng thận. Đôi khi có thể kết hợp chạy thận nhân tạo nếu đủ điều kiện và đúng chỉ định. Nói chung nếu suy thận thì tiên lượng cho mẹ và thai thường xấu.

Chú ý trong phòng ngừa và điều trị

Cần chẩn đoán sớm và phải điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu trong thai kỳ để tránh các biến chứng xấu có hại cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần định kỳ khám thai và xét nghiệm nước tiểu nếu có biểu hiện bất thường. Ngoài ra, trong quá trình khám và xử trí cần tránh các yếu tố thuận lợi gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu như sang chấn sản khoa, cần hạn chế thông tiểu nếu thấy chưa cần thiết; cần điều trị viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung trong quá trình thai nghén để phòng lây nhiễm sang đường tiết niệu. Nhớ uống nhiều nước 1,5 - 2 lít/ngày để phòng sỏi tiết niệu.

Khi phát hiện thai phụ bị viêm thận - bể thận thì cần phải nhập viện để điều trị. Bao gồm: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường; Truyền dịch và theo dõi lượng nước tiểu để đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm hình thái nhiễm khuẩn tiết niệu lan tỏa. Theo dõi thêm về các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ. Dùng kháng sinh có kháng phổ rộng... hoặc có thể dùng phối hợp các kháng sinh.

Theo dõi kỹ trong 2 ngày đầu điều trị, nếu các triệu chứng lâm sàng nói trên giảm hoặc biến mất cần tiếp tục điều trị thêm cho đến 10 ngày. Nếu sau 2 ngày theo dõi (mặc dù đã dùng kháng sinh tích cực) vẫn không thuyên giảm về triệu chứng, cần phải đổi kháng sinh dựa theo kết quả kháng sinh đồ.

BS. Vũ Hồng Ngọc - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm