Áp xe não hình thành khi nấm, virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vàp não qua vết thương trên đầu hoặc nhiễm trùng ở một nơi khác trên cơ thể. Theo Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, nhiễm trùng từ các bộ phận khác của cơ thể chiếm từ 20 đến 50% của tất cả các trường hợp áp xe não. Nhiễm trùng tim và phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây áp xe não. Tuy nhiên, áp xe não cũng có thể bắt đầu từ nhiễm trùng tai hoặc xoang, thậm chí là một chiếc răng bị áp xe. Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị áp xe não. Bạn sẽ cần điều trị để ngăn chặn bất kỳ tổn thương não nào do sưng tấy.
Các nguy cơ bị áp xe não
Gần như bất kỳ ai cũng có thể bị áp xe não, nhưng một số nhóm người nhất định có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Một số bệnh, rối loạn và tình trạng làm tăng nguy cơ của bạn bao gồm:
Một số dị tật bẩm sinh cho phép nhiễm trùng đến não dễ dàng hơn qua răng và ruột. Một ví dụ về điều này là chứng Fallot -là một dị tật ở tim.
Các triệu chứng của áp xe não là gì?
Các triệu chứng thường phát triển chậm trong vài tuần, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng bạn nên theo dõi là:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu hết các triệu chứng đều tương tự nhau. Tuy nhiên, con bạn có thể xuất hiện các triệu chứng khác của áp xe não. Chỗ mềm trên đỉnh đầu, được gọi là thóp, có thể bị sưng hoặc phồng lên. Các triệu chứng khác ở con bạn có thể bao gồm:
Làm thế nào để chẩn đoán áp xe não?
Nhiều trong số các triệu chứng này gần giống với các bệnh khác hoặc các vấn đề sức khỏe. Nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức nếu phát triển bất kỳ triệu chứng nào. Bạn có thể sẽ cần kiểm tra thần kinh. Xét nghiệm này có thể cho biết bất kỳ áp lực tăng lên trong não, có thể xảy ra do sưng tấy. Chụp CT và MRI cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán áp xe não.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải tiến hành chọc dò thắt lưng, hoặc chọc dò tủy sống. Điều này liên quan đến việc loại bỏ một lượng nhỏ dịch tủy não để kiểm tra bất kỳ vấn đề nào khác ngoài nhiễm trùng. Chọc dò thắt lưng sẽ không được thực hiện nếu nghi ngờ có bất kỳ sưng não đáng kể nào, vì nó có thể làm trầm trọng thêm áp lực bên trong não. Điều này nhằm tránh nguy cơ tụ máu não, hoặc vỡ mạch máu não.
Điều trị áp xe não là gì?
Áp xe não là một bệnh nghiêm trọng. Cần phải ở lại bệnh viện. Áp lực do sưng trong não có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Nếu áp xe nằm sâu bên trong não hoặc dài từ 2,5 cm trở xuống, nó có thể sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh cũng sẽ được sử dụng để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nào có thể là nguyên nhân gây ra áp xe não. Thuốc kháng sinh phổ rộng, hoặc kết hợp trên 1 loại kháng sinh thường được áp dụng. Phẫu thuật thường là bước tiếp theo nếu áp xe không nhỏ đi khi sử dụng thuốc kháng sinh. Nó cũng có thể là phương pháp điều trị ưu tiên cho áp xe rộng hơn 2,5 cm. Loại bỏ áp xe bằng phẫu thuật thường bao gồm mở hộp sọ và dẫn lưu áp xe. Chất lỏng được lấy ra thường được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Biết được nguyên nhân gây nhiễm trùng sẽ giúp bác sĩ tìm ra các loại thuốc kháng sinh hiệu quả nhất. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết nếu thuốc kháng sinh không có tác dụng, nhờ đó có thể xác định được vi sinh vật gây ra áp xe để giúp hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật phải được thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng khi áp xe gây ra sự tích tụ áp lực nguy hiểm trong não. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất trong các trường hợp sau:
Áp xe não là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Phòng ngừa là quan trọng. Bạn có thể giảm nguy cơ của mình bằng cách theo dõi bất kỳ điều kiện nào có thể gây áp xe não. Gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của áp xe não. Nếu bạn có bất kỳ loại rối loạn tim nào, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ tiết niệu nào. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn trước khi thực hiện các thủ thuật này. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng có thể lây lan đến não của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhọt, áp-xe da và viêm mô tế bào ở trẻ em
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.