Ăn mặn hại "tứ bề"
Muối là gia vị quan trọng bậc nhất giúp… nuốt trôi cơm. Nếu bạn từng bị bệnh thận (viêm cầu thận cấp, phù do thận…), phải trải qua giai đoạn bác sĩ bắt kiêng ăn muối, toàn ăn ngọt hoặc “kết bạn” với thức ăn nhạt trong vài tuần thì sẽ biết cảm giác thèm muối thế nào.
Thậm chí, có câu “muối quý hơn vàng” khi nói về tác dụng hữu ích thực tế của muối. Thế nhưng, tác hại của việc ăn nhiều muối thì mấy ai rõ và quan tâm?
Những người bị cao huyết áp không nên ăn mặn.
Thực phẩm dư muối "vây kín" bữa ăn
Ăn mặn là ăn nhiều muối, không phải ngược với ăn chay. Muối ở đây là muối na-tri có trong muối ăn lấy từ biển - kể cả muối i-ốt, có trong nước mắm, nước tương, bột canh, hạt nêm, bột ngọt…
Có rất nhiều loại thực phẩm cũng chứa nhiều muối na-tri như mắm các loại, dưa mắm, dưa món, cải chua, dưa chua, cà muối, chanh/tắc muối, các loại xí muội, khô bò/mực, giò lụa, lạp xưởng, xúc xích, thịt muối, thịt xông khói, đồ hộp, cá khô, tôm khô, khoai tây chiên, phồng tôm…
Thế nên, nếu bạn mới chỉ “hạn chế” muối bằng cách thêm bớt khi nấu nướng, rõ ràng chưa đủ. Có rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn mà quyền gia giảm muối không còn nằm trong tay bạn.
Các tác hại rõ ràng
Ăn mặn - khát nước, điều này đã rõ. Đó là bởi một phân tử na-tri vào cơ thể cần một phân tử nước để… thành một cặp. Khi na-tri dư thừa được thải ra khỏi cơ thể cũng thành một cặp như vậy để cân bằng và ổn định nước – điện giải.
Đó là nhờ hoạt động hoàn hảo của hai quả thận còn tốt. Nếu thận suy yếu, na-tri và nước ứ trệ trong cơ thể, sẽ gây tăng lượng máu, tăng huyết áp, phù thũng mí mắt, bụng, hai chân…
Lượng máu gia tăng tạo gánh nặng và nguy hiểm cho trái tim đã suy yếu. Ăn mặn dễ bị cao huyết áp. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều muối na-tri khi còn trẻ với bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch vào tuổi trung niên. Ngược lại, những người ăn nhạt, ít na-tri và nhiều ka-li (trong trái cây như: chuối, nho, cam, quýt…) ít bị cao huyết áp hơn.
Ăn mặn có thể gây loãng xương. Ăn nhiều muối làm tăng thải chất khoáng can-xi qua đường nước tiểu. Vì vậy, ăn quá mặn kéo dài có thể gây mất can-xi, từ đó làm giảm độ vững chắc của xương. Tác hại khác: Một số nghiên cứu cho thấy, việc ăn nhiều thực phẩm khô mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, sỏi thận, thận hư nhiễm mỡ...
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, mỗi ngày, một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn từ 6g đến dưới 10g muối (dưới 2 muỗng cà-phê muối/ngày).
Nên hạn chế các món khô, muối chua trong thực đơn hằng ngày.
Nên từ bỏ thói quen bất lợi
Tổng lượng muối mà cơ thể hấp thu từ thực phẩm, bao gồm cả sản phẩm tự nhiên và có tẩm ướp, mắm, canh, xào, kho, mặn, đồ hộp, thực phẩm chế biến, muối chấm, nước uống có muối…
Một số tác giả ước tính, trung bình một người một ngày đã nhận vào cơ thể 1,6g na-tri (tương đương 4,1g muối) từ thực phẩm tự nhiên chưa nêm nếm. Các điều tra khẩu phần ăn của Viện Dinh dưỡng cho thấy, người Việt Nam có thói quen ăn mặn. Không ít người còn cho rằng, ăn mặn để “chắc da chắc thịt”, “săn dạ con” cho thai phụ sau sinh. Nhưng thật ra, ăn muối nhiều sẽ khiến cơ thể bị… “bọng nước”, phù.
Ngoài ra, một số người nghĩ rằng, ăn mặn sẽ sinh con trai. Thực ra, muốn có con trai, không có bất cứ “can thiệp” nào, bạn cũng có 50% xác suất. Nhưng nếu ăn mặn, trên 40% khả năng sẽ bị cao huyết áp.
Đặc biệt, với thai phụ, càng nguy hiểm khi nạp nhiều muối vì dễ gây phù chân, cao huyết áp, dẫn đến co giật (sản giật), có thể gây tử vong cả mẹ và con. Không chỉ phụ nữ mang thai, bất cứ người trưởng thành nào ăn mặn cũng có thể bị “lên tăng xông”. Với những người có tiền sử bị tăng huyết áp, giảm nửa muỗng cà-phê muối một ngày, huyết áp có thể giảm 4-8 mmHg.
Tóm lại, ăn quá nhiều hay quá ít muối đều có hại. Nhưng thực tế, rất hiếm gặp tình trạng bị thiếu muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người khỏe mạnh bình thường. Tình trạng na-tri huyết thấp chỉ xảy ra ở những người bị mất na-tri do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị bệnh thận.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dinh dưỡng đúng cho người lớn tuổi.
Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây.
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.