Dấu hiệu trẻ trong thời kỳ bú mẹ thiếu canxi
Canxi là thành phần chính quyết định lớn đến sự hình thành phát triển cấu tạo xương, răng cũng như tham gia vào nhiều hoạt động khác của cơ thể.
Với trẻ bú mẹ, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp canxi chủ yếu cho trẻ. Do đó, giai đoạn cho con bú nếu người mẹ không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết thì cả mẹ và bé đều sẽ có nguy cơ thiếu hụt khoáng chất này.
Trẻ thiếu canxi thường hay quấy khóc, giật mình về đêm.
Người mẹ thiếu canxi sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
Tê mỏi buồn bực chân tay
Đau nhức cơ bắp, hay bị chuột rút vào ban đêm
Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon
Đau lưng, đau hông, đau mỏi xương khớp
Đau răng
Móng tay, móng chân của mẹ dễ bị gãy
Loãng xương
Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu thiếu canxi tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Nhưng thông thường bé sơ sinh bị thiếu canxi sẽ có những biểu hiện sau đây:
Bé ngủ hay giật mình và quấy khóc về đêm
Đổ mồ hôi trộm, nhất là khi ngủ
Rụng tóc hình vành khăn
Hay vặn mình nôn trớ sữa
Biếng ăn, chán ăn
Chậm mọc răng, răng mọc không đều, chậm phát triển vận động
Suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn
Chậm nhận thức…
Sau sinh nhu cầu canxi tăng cao để cung cấp cho trẻ sơ sinh và bù lại lượng canxi bị thiếu hụt do quá trình mang thai và sinh nở. Vì thế, phụ nữ sau sinh cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ và đúng cách để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Hậu quả trẻ sơ sinh thiếu canxi
Tình trạng bé sơ sinh bị thiếu canxi nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ.
Những hậu quả có thể gặp sau này do trẻ thiếu canxi nhất định các mẹ cần lưu ý:
Còi xương, thấp còi, nhỏ con so với các bạn cùng trang lứa. Trẻ dễ biến dạng xương, gù vẹo cột sống.
Suy dinh dưỡng: khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng kém hơn nhiều do thiếu canxi làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
Co giật, co rút cơ, rối loạn hệ thần kinh.
Hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ rất dễ hay bị ốm vặt, lâu khỏi.
Đặc biệt, những biến dạng ở xương nếu không được điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên đầu sẽ có dạng hình cá trê, méo một bên, lưng gù, chân cong,…
Vì thế, mẹ tuyệt đối đừng chủ quan khi nhận thấy những dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ.
Giải pháp để bé bú mẹ bổ sung canxi an toàn và hiệu quả
Đối với trẻ đang còn bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, đồng thời là nguồn cung cấp canxi an toàn cho bé. Vì thế, người mẹ cần có chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung canxi đầy đủ để bé phát triển khỏe mạnh.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 300mg canxi mỗi ngày và tăng lên khoảng 400mg canxi/ngày khi trẻ 7-12 tháng tuổi.
Để đảm bảo lượng canxi cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ, việc đầu tiên là phải cải thiện khẩu phần ăn uống cho người mẹ. Mẹ cho con bú nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn như: Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), lòng đỏ trứng, nước cam, các loại ngũ cốc và hạt (đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…), hải sản như cua, tôm, cá…
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung vitamin D hàng ngày cho bé để bé có thể hấp thu canxi tốt hơn.
Theo khuyến cáo, mẹ cho con bú cần được cung cấp khoảng 1300mg canxi mỗi ngày. Với nhu cầu canxi tăng cao như vậy, chỉ bổ sung canxi qua chế độ ăn uống rất khó để đáp ứng đủ. Người mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ bổ sung thêm canxi qua dược phẩm hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe sao cho phù hợp để bù đắp vào chỗ thiếu hụt.
Thực tế, không phải toàn bộ lượng canxi chúng ta nạp vào cơ thể đều được hấp thu. Đây là lý do tại sao nhiều mẹ sau sinh bổ sung canxi nhưng vẫn gặp tình trạng thiếu hụt, sữa.
Cung cấp canxi đủ đầy sẽ giúp các mẹ giảm các triệu chứng như: đau lưng, đau hông, tê mỏi chân tay... do thiếu canxi, đồng thời giúp bé nhận được tối đa lượng canxi từ sữa mẹ, giúp bé cứng cáp khỏe mạnh hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 tư thế yoga giúp giảm đau lưng và cứng khớp.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.