Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ða thai - Rủi ro nào có thể xảy ra?

Thi thoảng, có đôi vợ chồng trẻ đến khám và bày tỏ nguyện vọng dễ thương “em thích sinh đôi, hai đứa giống nhau nhìn... thật thích!”.

Nếu bạn thật sự nghĩ như vậy, cần tìm hiểu xem đa thai có ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé. Chí ít cũng để lường trước được những gì có thể xảy ra, có tư thái chuẩn bị tốt nhất.

Đa thai là khi trong bụng có hơn một em bé. Hai, ba, bốn, thậm chí năm bé chia nhau ngôi nhà nhỏ là tử cung của mẹ. Đứng về phía bác sĩ, thật lòng chỉ mong mỗi bà mẹ mang một em bé trong bụng. Cái đó là tự nhiên nhất, là ít rủi ro nhất. Vì sao dẫn tới đa thai? Mang thai tự nhiên cũng có; sau khi điều trị hiếm muộn cũng có.

Thai tự nhiên: Có khi hai (hay hơn) trứng rụng cùng lúc, rồi hai anh tinh trùng chạy đến đích cùng lúc, nên hai bé hình thành. Hai em bé này có thể khác giới tính, có thể không giống nhau tí nào, y học gọi là sinh đôi khác trứng. Trường hợp thứ hai, một trứng thụ tinh một tinh trùng, sau đó phôi này tách thành một phiên bản nữa. Hai em bé sinh ra giống hệt nhau như hai giọt nước - gọi là sinh đôi cùng trứng.

Thai sau hỗ trợ sinh sản: Vì có kích thích buồng trứng nên nhiều trứng rụng cùng lúc, nhiều tinh trùng thụ tinh cùng lúc. Đối với thụ tinh trong ống nghiệm chuyển hơn 2 phôi và tất cả phôi này đều phát triển thành thai.

Dấu hiệu mang đa thai

Tăng cân nhanh; nghén nặng; tử cung lớn nhanh, to hơn những người mang thai cùng giai đoạn.

Khám thai, bác sĩ thấy hơn một em bé. Khoảng tuần thứ 12, có thể qua siêu âm xác định chính xác số thai trong tử cung.

a-thai-rui-ro-nao-co-the-xay-ra-1

Siêu âm thai vào khoảng tuần thứ 12 có thể cho biết chính xác số thai trong tử cung.

Có thể gặp rủi ro nào khi mang đa thai?

Tuy mang thai là điều vô cùng hạnh phúc, nhưng khi mang đa thai, bạn phải chuẩn bị sẵn, mấy việc này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào:

Sinh non: Là bé ra đời trước 37 tuần. Có khoảng 50% bà mẹ mang 2 thai và 90% bà mẹ mang 3 thai sẽ sinh non. Số tuần bé ở trong bụng mẹ càng ít nếu số thai càng nhiều. Trẻ sinh non dễ bệnh tật, khiếm khuyết về thể chất và tâm thần càng nhiều nếu sinh ra càng sớm, và nếu quá non, có thể không sống được.

Đái tháo đường thai kỳ: Nguy cơ mắc bệnh này tăng cao hơn so với bà mẹ mang đơn thai.

Tăng huyết áp - tiền sản giật cũng tăng hơn.

Thai chậm tăng trưởng: 25% trường hợp song thai và 60% trường hợp 3 thai, bé sinh ra nhỏ hơn so với bé đơn thai cùng tuổi thai.

Một trong hai bé rất nhỏ: Có thể do vấn đề của bánh nhau, của bệnh lý hay của truyền máu song thai.

Cần làm gì để hạn chế rủi ro?

Dự phòng sinh non: Tuy chuyện này là của bác sĩ, nhưng thai kỳ của bạn sẽ phát sinh nhiều việc để làm hơn. Hiện nay, những phương pháp dự phòng sinh non trong đa thai còn nhiều điều chưa rõ ràng, nên bạn cần phải khám thai đúng hẹn, cùng bác sĩ theo dõi cho mình tìm ra phương pháp phù hợp. Vài phương pháp hiện nay đang áp dụng dự phòng sinh non như khâu cổ tử cung, đặt vòng nâng cổ tử cung, sử dụng progesteron lâu dài, thuốc giảm co tử cung...

Về dinh dưỡng: Bạn cần hơn khoảng 600kcalo mỗi ngày nếu mang song thai. Điều đó không có nghĩa là bạn phải ăn gấp đôi lượng thức ăn cho 1 người. Hãy lựa chọn, ví dụ một ly sữa tách béo và nửa miếng bánh mì sandwich = 300kcalo. Quan trọng là một chế độ ăn đủ chất, an toàn và bạn đừng quá nuông chiều khẩu vị của mình.

Có cần nhập viện?

Nếu không kèm theo bệnh lý hay chỉ định đặc biệt nào khác, việc nằm bất động tại chỗ hay nhập viện không có khả năng làm giảm nguy cơ sinh non. Hơn thế nữa, nó còn có hại thêm. Nằm một chỗ, tăng nguy cơ thuyên tắc mạch (tức là có cục máu đông trong mạch máu) và môi trường bệnh viện không an toàn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ và thai.

Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ?

Việc chọn lựa phương pháp sinh tùy thuộc vào: vị trí, ngôi thai; cân nặng mỗi thai; sức khỏe của mẹ - sức khỏe của thai. Không có phương pháp nào an toàn tuyệt đối hơn phương pháp nào, và bác sĩ có trách nhiệm thảo luận, chọn lựa phương pháp thích hợp. Quan trọng là bạn chọn nơi khám thai và sinh an toàn, cơ sở vật chất đảm bảo chăm sóc cho mẹ và thai nhi non tháng.

Cần chuẩn bị gì khi mang đa thai?

Tài chính: Nuôi một đứa trẻ mất bao nhiêu tiền? Vậy thì 2-3 đứa trẻ cứ nhân lên. Kế hoạch chi tiêu, tích lũy, dự phòng, bảo hiểm là những thứ cần phải làm.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Hãy tự tin nếu được hướng dẫn đúng, bạn hoàn toàn có khả năng cho các bé bú mẹ hoàn toàn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân.

Căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm sau sinh: Chăm một bé đã quá mệt, hơn một bé sẽ hơn cả cái quá mệt đó. Hãy tìm đọc những sách hỗ trợ bà mẹ mang thai và nuôi con; tìm hiểu những cách sắp xếp cuộc sống, cách nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Hãy tính đến việc bạn phải rời xa công việc, đồng nghĩa với gánh nặng nuôi sống cả gia đình sẽ dồn lên vai người bạn đời của bạn.

Tóm lại, mang đa thai có thể không tránh được nhưng hoàn toàn có thể chuẩn bị thật tốt để việc các bé chào đời là hạnh phúc trọn vẹn của cả gia đình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác biệt về sinh đôi

BS. Lê Tiểu My - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm