Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 sự thật lý thú về việc cơ thể “làm gì” khi chúng ta ngủ?

Cơ thể con người vẫn hoạt động tích cực một cách bất ngờ kể cả trong quãng thời gian mà bạn đã chủ động nghỉ ngơi và không nhận thức về môi trường xung quanh.

Nhiều người quan niệm rằng đi ngủ là lúc mà cơ thể được xả hơi hoàn toàn và nghỉ ngơi nhiều nhất. Điều này về cơ bản là không sai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng kể cả trong quãng thời gian mà bạn chủ động không làm gì này, vẫn có nhiều quá trình thú vị diễn ra trong cơ thể, trong đó bao gồm cả một số hoạt động phức tạp mà ít người ngờ tới. 

1. Cơ bắp tạm thời “tê liệt”

Khi bạn bước vào giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh), vốn là giấc ngủ sâu nhất, các cơ ở tay chân bị tê liệt hoàn toàn và tạm thời không thể cử động được. Có một chứng rối loạn giấc ngủ mà trong đó tình trạng tê liệt này được duy trì trong vài giây hoặc vài phút sau khi thức dậy. Những người mắc chứng ngủ rũ thường có cảm giác tê liệt đáng sợ này sau khi đã mở mắt và thức dậy.

2. Mắt chuyển động với tốc độ tối đa

9 sự thật lý thú về việc cơ thể “làm gì” khi chúng ta ngủ? - Ảnh 1.

Tất cả các giai đoạn của giấc ngủ đều hướng đến một mục đích là giữ cho cơ thể và bộ não khỏe mạnh, thư thái. Có năm giai đoạn của giấc ngủ, mỗi giai đoạn tiếp theo sẽ sâu hơn giai đoạn trước. Giai đoạn cuối (REM) bắt đầu vào khoảng 60 hoặc 90 phút sau khi giấc ngủ bắt đầu. Ở giai đoạn này, mắt di chuyển với tốc độ tối đa về phía trước và phía sau mà bạn không nhận biết được, bởi tâm trí đang tập trung vào nội dung của giấc mơ.

3. Hormone tăng trưởng được tiết ra

9 sự thật lý thú về việc cơ thể “làm gì” khi chúng ta ngủ? - Ảnh 2.

Hormone HGH, được gọi là hormone tăng trưởng của con người, chịu trách nhiệm cho sự tái tạo của xương, cơ và mô. Khi ngủ, quá trình sản xuất chất này được kích hoạt trên toàn cơ thể. HGH góp phần chữa lành vết thương và thay mới tế bào. Khi chúng ta còn trẻ, hormone này sẽ thúc đẩy sự phát triển và có nhiều tác dụng khác đối với cơ thể. Vì lý do này, người ta có thể nói rằng cơ thể “cao” lên khi đang ngủ.

4. Cổ họng thu hẹp

Khi bạn ngủ, các cơ giữ cổ họng mở ra khi bạn thức sẽ vào trạng thái thư giãn. Do đó, kích thước của cổ họng sẽ thu nhỏ đi. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ. Mặc dù có những yếu tố khác, chẳng hạn như tắc nghẽn mũi, việc cổ họng được “siết lại” có liên quan rất nhiều đến việc tạo ra tiếng ngáy khó chịu của nhiều người khi ngủ. 

5. Nghiến răng

9 sự thật lý thú về việc cơ thể “làm gì” khi chúng ta ngủ? - Ảnh 3.

Hiện tượng này có tên gọi riêng như một căn bệnh (bruxism). Chứng nghiến răng không quá phổ biến, nhưng đối với người mắc phải, họ có thể thức dậy với những cơn đau hàm mạnh vì vô thức nghiến răng ban đêm. Bệnh có thể bắt nguồn từ tình trạng hàm lệch lạc. Đôi khi, tâm lý bất ổn cũng có thể là nguyên nhân, khiến cơ thể vô thức nghiến răng để giải phóng căng thẳng tích tụ trong ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa xác định được lý do tại sao chứng nghiến răng này chỉ ảnh hưởng đến một số người nhất định. 

6. Xuất hiện ham muốn tình dục tự phát

Cả nam và nữ giới đều bị kích thích tình dục trong khi ngủ. Hiện tượng này là do hoạt động của não bộ đạt cao điểm trong giai đoạn REM, khiến não cần nhiều oxy hơn, từ đó đẩy nhanh lưu lượng máu trao đổi trong cơ thể. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến mọi cơ quan, bao gồm cả bộ phận sinh dục, dẫn đến việc kích hoạt các hormone sinh dục.

7. Bộ não giải phóng thông tin tích lũy và tạo nên những câu chuyện

9 sự thật lý thú về việc cơ thể “làm gì” khi chúng ta ngủ? - Ảnh 4.

Cơ chế hình thành giấc mơ của con người vẫn còn là một bí ẩn khoa học. Nghiên cứu đã cho thấy rằng bộ não tạo ra những khung cảnh trong giấc mơ từ ký ức hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, kết hợp với những “chất liệu” sâu trong tiềm thức. Những trải nghiệm trong thời gian gần kết hợp với các thông tin đã lưu trữ trong nhiều năm, cụ thể là ký ức, chấn thương, cảm xúc và cảm giác, tạo ra những giấc mơ bí ẩn và đôi khi vô lý. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không thể xác định lý do tại sao tâm trí con người chọn lựa các địa điểm, hay một số những ký ức, màu sắc, giọng nói, cảnh hoặc người cụ thể để xuất hiện trong giấc mơ. Bất chấp những tiến bộ vượt bậc của khoa học, giấc mơ vẫn là một câu đố lớn chưa có lời giải.

8. Xuất hiện tiếng nổ bất ngờ

Hội chứng “nổ tung đầu” là một hiện tượng hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra đối với một số người. Những người trải qua hội chứng này sẽ cảm thấy như có một tiếng nổ lớn khiến họ thức giấc, đôi khi còn đi kèm với cảm giác sợ hãi và đau khổ cao độ, nhưng thực tế không có gì xảy ra ở thế giới thật. Họ cảm thấy đầu như “nổ tung” với một âm thanh lớn và bất thình lình, tựa như tiếng súng. Hiện tượng này không gây ra cơn đau đớn thể chất, nhưng có thể kéo theo tác động tâm lý nghiêm trọng.

9. Bộ não tự phục hồi và giải độc

9 sự thật lý thú về việc cơ thể “làm gì” khi chúng ta ngủ? - Ảnh 5.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester phát hiện ra rằng, trong khi ngủ, não sẽ giải phóng những chất thải tích tụ trong ngày ra ngoài. Cơ chế này được gọi là hệ thống glymphatic. Khi được kích hoạt, não sẽ tự động loại bỏ những thông tin vô ích, đồng thời tích lũy những thứ được xem là quan trọng, đồng thời làm mới mối liên hệ giữa chúng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Magiê ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn như thế nào?

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm