Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm

Một số hành động dù được thực hiện một cách vô thức cũng có thể khiến người đối diện có ấn tượng xấu không đáng có về bản thân bạn.

Ngôn ngữ cơ thể là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Chỉ trong 30s gặp gỡ đầu tiên, người khác đã có thể hình thành ấn tượng nhất định về bạn. Những cảm xúc này là có thể kéo dài đến sau này, trở thành “nền tảng” cho tương tác sau đó của cả hai. Vì lý do đó, bạn nên cẩn trọng với phong thái, cử chỉ của mình để có thể để lại những cảm xúc tích cực nhất ở người đối diện. Điều đặc biệt quan trọng là hãy tránh xa những hành vi dễ gây ra hiểu lầm không đáng có như sau.

1. Nhìn chằm chằm vào đồng hồ

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 1.(Ảnh: Brightside)

Hành động này sẽ khiến người kia nghĩ rằng bạn đang thấy rất chán và muốn “thoát” khỏi nơi này càng nhanh càng tốt. Nếu thực sự đang vội và cần rời đi, hãy lịch sự thông báo cho mọi người biết. Bạn có thể hẹn báo thức không đổ chuông với âm lượng lớn để có thể nhanh chóng biết được thời gian cần di chuyển đến nơi khác. Mọi người thường sẽ sẵn sàng cảm thông khi họ hiểu được rằng bạn đang trong một tình huống bất khả kháng.

2. Bắt tay yếu ớt, lỏng lẻo

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 2.(Ảnh: Brightside)

Một cái bắt tay yếu ớt sẽ gửi đi thông điệp rằng bạn không quan tâm đến người mình gặp. Điều này đặc biệt tiêu cực nếu như đó là đồng nghiệp hay cấp trên bởi họ sẽ có ấn tượng xấu dù bạn không hề có chủ đích như vậy. Một cái bắt tay chắc chắn (nhưng không quá mạnh bạo) sẽ giúp người kia cảm thấy có sự gắn bó và được tôn trọng. Ngoài ra, hãy kết hợp với việc duy trì ánh mắt nhẹ nhàng, ấm áp nhưng không quá mãnh liệt để tránh gây cảm thấy khó chịu.

3. “Chặn” khoảng không giữa mình và người đối diện

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 3.(Ảnh: Brightside)

Một số người vô tình để những vật dụng “chắn giữa” mình và người đối diện, gây ra một “rào chắn” không đáng có. Ví dụ, nếu bạn đang cầm điện thoại hoặc sách, hãy để chúng sang một bên hoặc trên bàn trong lúc đang trò chuyện. Làm vậy sẽ giúp người kia hiểu rằng họ đang không quấy rầy hay làm phiền bạn. Việc “dọn đường” sẽ giúp cả hai cảm thấy dễ dàng kết nối với nhau hơn.

4. Tiến đến quá gần

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 4.(Ảnh: Brightside)

Không gian cá nhân của một người nằm trong khoảng từ 50cm cho đến hơn 1m. Đây là “giới hạn” mà người lạ, không thân quen không nên vượt qua nếu không được cho phép. Tiếp xúc gần hơn cự ly này dễ gây ra cảm giác khó chịu và ấn tượng không được tốt đẹp. Thậm chí, họ có thể cho rằng bạn là người hung hăng, bất lịch sự hoặc suồng sã. Vì vậy, nếu ai đó không phải là bạn thân hoặc thành viên gia đình, bạn nên giữ khoảng cách.

5. Phủi quần áo, nhặt chỉ hay vải thừa

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 5.(Ảnh: Brightside)

Vải hay chỉ thừa có thể gây khó chịu, thế nhưng bạn không nên dành quá nhiều sự chú ý cho chúng nếu như đang trong cuộc họp hay gặp gỡ và trò chuyện với ai đó. Hành động này dễ tạo ấn tượng cho người đối diện rằng bạn hoàn toàn không quan tâm đến những gì họ đang nói. Họ còn có thể nghĩ rằng bạn không đón nhận chia sẻ, không ủng hộ ý tưởng của họ và không cho họ thấy phản hồi nhiệt tình và chân thật.

6. Xoa tay trong buổi họp hay thảo luận

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 6.(Ảnh: Brightside)

Không ít người có thói quen xoa tay một cách vô thức trong lúc người khác đang thuyết trình hoặc thể hiện ý tưởng. Hành vi này có thể khiến họ cho rằng bạn không cảm thấy ấn tượng hoặc không ghi nhận những gì họ trình bày. Nhìn thấy điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của người nói, khiến họ thấy khó xử. Hành vi như vậy dễ dàng tạo ra khoảng cách giữa hai người.

7. Hướng bàn chân khỏi người đối diện

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 7.(Ảnh: Brightside)

Bàn chân được định hướng theo phần còn lại của cơ thể, do đó góc chĩa của bàn chân cũng sẽ cho thấy nơi mà chủ nhân của nó đang muốn hướng đến. Nếu chân bạn đặt ra ngoài, tránh khỏi người đang nói chuyện, họ sẽ dễ nghĩ rằng bạn không có hứng thú và muốn quay sang nơi khác. Nếu cần phải tạm đi vệ sinh hoặc cần đi ăn, bạn hoàn toàn có thể nói điều này một cách trực tiếp, thay vì để bàn chân vô tình tạo nên ấn tượng xấu ở người đối diện.

8. Ngồi ở rìa ghế

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 8.(Ảnh: Brightside)

Cách bạn ngồi trong cũng có thể gửi nhiều “thông điệp” đến những người xung quanh. Việc chọn vị trí ngồi nơi mép ghế cho thấy bạn không thoải mái và không tự tin vào bản thân mình. Ngược lại, tư thế thoải mái trên ghế và hướng lưng thẳng cho thấy một hình ảnh tốt hơn nhiều. Bằng cách này, người khác sẽ cảm nhận được năng lượng tốt và sự tự tin, cởi mở từ bạn hơn.

9. Không mô phỏng lại hành động của người đối diện

9 lỗi ngôn ngữ cơ thể dễ gây hiểu lầm - Ảnh 9.(Ảnh: Brightside)

Điều này không có nghĩa là bạn cần “sao chép” lại toàn bộ cử chỉ của người kia như một chú robot. Thay vào đó, bạn nên làm theo người khác khi họ đang chủ động dẫn dắt cuộc trò chuyện. Ví dụ, nếu ai đó mỉm cười hoặc gật đầu, bạn có thể làm theo tương tự và cho họ thấy rằng bạn đang theo dõi những gì họ đang trình bày. Người kia sẽ cảm thấy rằng họ được tin tưởng, hỗ trợ và có thể thoải mái tiếp tục những gì mình muốn chia sẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 dấu hiệu một cô gái đang “bật đèn xanh”.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm