Testosterone
Testosterone là hormone có vai trò trong nhiều mặt của sức khỏe, chịu trách nhiệm trong nhiều mặt có thể kể đến như:
Hormone này có thể suy giảm theo tuổi tác hay mắc các bệnh mạn tính. Việc cân bằng tổng thể các hormone là rất quan trọng, với mục đích duy trì lượng testosterone. Điều này có nghĩa là bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng.
Có 2 loại chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với chế độ ăn uống nhằm tăng cường testosterone là vitamin D và kẽm – với khả năng làm tăng cường sản sinh testosterone. Dưới đây là một số loại thực phẩm lý tưởng cho điều này.
Cá ngừ là một loại thực phẩm giàu vitamin D – được chứng minh là có ảnh hưởng giúp tăng tuổi thọ và sản sinh testosterone. Đây cũng là loại thực phẩm lành mạnh, giàu protein và ít calo.
Bất kể là cá ngừ đóng hộp hay tươi sống, việc sử dụng chúng đều là cách tự nhiên giúp tăng cường lượng testosterone của cơ thể. Một khẩu phần cá ngừ có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày của bạn.
Nên ăn cá này khoảng 2 đến 3 lần một tuần sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sữa là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung protein và canxi.
Không chỉ phụ nữ và trẻ em được khuyến khích uống sữa để tăng cường chắc khỏe xương mà cả ở nam giới trưởng thành. Vitamin D cũng giúp duy trì lượng hormone testosterone cho cơ thể.
Lòng đỏ trứng là một lựa chọn để bổ sung vitamn D. Lòng đỏ trứng chứa nhiều các chất dinh dưỡng hơn so với lòng trắng trứng. Hơn nữa, lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cũng giúp bạn cải thiện testosterone. Nếu bạn đang không gặp các vấn đề nào về cholesterol máu, bạn có thể sử dụng lòng đỏ một cách an toàn.
Trứng không phải là thực phẩm duy nhất được lựa chọn cho bữa sáng ở những người hàm lượng hormone testosterone thấp. Nếu bạn đang gặp phải cả các vấn đề về cholesterol máu, ngũ cốc được bổ sung tăng cường vitamin D sẽ là một lựa chọn thích hợp cho bạn.
Như đã giới thiệu ban đầu, bên cạnh vitamin D thì kẽm cũng là một vi chất quan trọng trong việc giúp bạn cải thiện lượng testosterone của cơ thể. Kẽm là một vi chất thiết yếu trong tuổi dậy thì, và tác dụng của nó còn có thể giữ cho nội tiết tố nam được kiểm soát trong tuổi dậy thì.
Khẩu phần ăn có cua và tôm hùm có thể giúp tăng cường lượng hormone testosterone cho cơ thể bạn nhờ vào lượng kẽm dồi dào có trong thực phẩm này. Theo các chuyên gia, cua hoàng đế Alaskan có thể giúp bạn đạt được 43% lượng kẽm cần thiết cho 1 ngày với chỉ 85 gam.
Có nhiều lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là việc chứa nhiều chất béo hơn so với thịt gia cầm, thịt đỏ còn liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng. Tuy nhiên, thịt bò lại là một nguồn dinh dưỡng tốt cho việc tăng cường testosterol của cơ thể. Đặc biệt, gan bò là một nguồn cung cấp vitamin D đặc biệt, trong khi thịt bò xay hay thịt bò nướng lại chứa nhiều kẽm.
Xét về mặt tác dụng có lợi cho các hormone nam giới, các loại đậu mang lại nhiều lợi ích hơn những gì bạn nghĩ. Rất nhiều loại đỗ như đậu gà, đậu lăng, đậu nướng đều là nguồn kẽm dồi dào.
Nhiều hơn nữa…
Bữa ăn khoa học và lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu hụt testosterone, song chúng không thể giúp bạn nếu bạn đang gặp phải chứng suy giảm khả năng đường sinh dục. Hãy đến gặp bác sĩ và bạn sẽ được kiểm tra, đánh giá một cách tổng thể bằng các bài kiểm tra vật lý và thử máu. Nếu bạn được xác định là suy giảm testosterone, bạn có thể được sử dụng một số phương pháp như:
Các phương pháp sử dụng thuốc này cũng có thể đi kèm với các nguy cơ tác dụng phụ cao. Vì vậy, hãy thảo luận thật kỹ với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định sử dụng.
Điều quan trọng nhất vẫn là cải thiện bữa ăn hợp lý, lành mạnh để tăng cường sức khỏe tổng thể cho bản thân để tránh gặp phải tình trạng này.
Tham khảo thêm thông tin tại: 7 thực phẩm giúp cải thiện chuyện chăn gối
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé