Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 thói quen xấu nhất gây hại đến mắt​

Những thói quen xấu này có thể khiến mắt bị nhiễm khuẩn, chấn thương

8 thói quen xấu nhất gây hại đến mắt​

Dưới đây là 8 thói quen hằng ngày có nhiều nguy cơ đối với mắt hơn bạn tưởng:

Thói quen xấu #1: Sử dụng hộp đựng kính áp tròng cũ

Qua thời gian, vi khuẩn từ kính áp tròng sẽ tích tụ ở trong hộp – ngay cả khi bạn đã thay đổi dung dịch thường xuyên.

Những vi khuẩn này có thể sẽ bám vào bề mặt kính áp tròng và sinh sôi. Sau đó, khi bạn đeo kính áp tròng lên, bạn sẽ gặp nguy cơ loét giác mạc, là tình trạng nhiễm khuẩn gây ra đau nặng nề, ngứa ngáy, nhạy cảm với ánh sáng và thị lực mờ.

Đó là lý do vì sao bạn nên bỏ hộp cũ và mua hộp đựng mới cứ mỗi 3 đến 4 tháng. Thực hiện thay hộp đựng kính cùng lúc với thay bàn chải để dễ nhớ.

Một giải pháp khác là khử trùng hộp đựng bằng nước sôi trong vòng 5 phút một lần một tuần. Việc này giúp diệt bất kì mầm bệnh tích tụ nào. Hãy nhớ thay dung dịch kính áp tròng hàng ngày. Sử dụng lại dung dịch cũ, hoặc đổ thêm dung dịch mới mà không đổ hết dung dịch cũ đi sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

 

Thói quen #2: Dụi mắt

Mặc dù việc này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, dụi mắt mạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở mắt bị vỡ, khiến mắt đỏ làm mất tính thẩm mĩ.

Những mạch máu vỡ sẽ không gây ra tác hại nghiêm trọng, tuy nhiên dụi mắt khiến bạn có nguy cơ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn: vi khuẩn và vi rút từ tay có thể lây sáng mi mắt và mí mắt, làm tăng khả năng mắc bệnh nhiễm trùng chẳng hạn đau mắt đỏ.  

Thêm vào đó, dụi mắt gây ra viêm nhiễm ở quanh mắt, khiến chúng trở nên ngứa ngáy làm bạn càng muốn dụi mắt thêm.

Thay vì dụi mắt trực tiếp, hãy thử dụi quanh mắt. Bạn có thể đặt tay vào vùng ổ mắt, là vùng được bao quanh bởi viền xương xung quanh mắt. Việc này giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tránh nguy cơ đối với sức khỏe.  

Thói quen #3: Chạm vào mắt trước khi rửa tay

Trung bình một người chạm vào mặt gần 16 lần một giờ, theo kết quả nghiên cứu của Tạp chí vệ sinh nghề nghiệp và môi trường. Điều này khiến tay và ngón tay nhiễm bẩn có nhiều cơ hội tiếp xúc với mắt –  làm lây lan vi khuẩn hoặc virut gây ra nhiễm khuẩn.

Để các tác nhân đó không tiếp xúc với mắt, bạn nên tránh vô tình chạm vào mắt hoặc gãi mắt. Khi nào bạn phải chạm vào mắt (chẳng hạn khi thay kính áp tròng hoặc muốn loại bỏ dị vật rơi vào mắt), luôn luôn rửa tay bằn nước xà phòng ấm trước.

Thói quen #4: Nhổ hoặc cắt tỉa lông mi

Mi mắt giúp chặn bụi bẩn và các mảnh vụn, giảm thiểu nguy cơ chúng lọt vào mắt. Nhổ hay cắt tỉa lông mi làm gia tăng nguy cơ dị vật xâm nhập mắt, dẫn đến đau mắt và ngứa ngáy. Các dị vật có thể kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch, khiến mắt  bạn bị đỏ, chảy nước mắt hoặc ngứa ngáy.

Đôi khi việc nhổ lông mi là hành động giải tỏa khi stress hay lo lắng, nếu bạn trong trường hợp đó thì hãy thảo luận với bác sĩ tâm thần để có hướng giải quyết.

Thói quen #5: Sử dụng nước để rửa kính áp tròng

Nước máy có thể chứa các amip nguy hiểm, có thể gây ra viêm giác mạc do amip (Acanthamoeba keratitis), một loại nhiễm khuẩn có nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn.

Vì vậy, sử dụng những dung dịch không đảm bảo để rửa kính áp tròng có thể khiến bạn nhiễm khuẩn nghiêm trọng dẫn đến mất thị lực. Đó là lý do vì sao bạn chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho kính áp tròng.

Chỉ nên rửa kính áp tròng bằng nước cất hoặc nước muối khi không có dung dịch rửa kính bên mình. Nếu bạn vẫn không tìm được các loại nước đó, hãy sử dụng nước sôi để nguội vì việc đun sôi có thể giúp khử trùng nước. Bạn cũng đừng nên để nước bọt tiếp xúc với kính áp tròng vì nước bọt chứa rất nhiều vi khuẩn.

Thói quen #6: Không dùng kính bơi

Kính bơi có thể khiến bạn đôi chút bất tiện, tuy nhiên tác dụng của chúng giúp tạo khu vực chống nước xung quanh mắt, tránh cho mắt tiếp xúc với các thành phần có hại tiềm tàng trong nước.

Cũng giống như nước máy, nước bể bơi có thể chứa các vi sinh vật nguy hiểm cùng các mảnh vụn có thể gây ngứa cho mắt. Đồng thời thành phần hóa học trong nước bể bơi còn khiến mắt bị đỏ và khó chịu. Khi dung dịch Clo dùng để rửa bể bơi công cộng kết hợp với mồ hôi, nước tiểu và phân, nó tạo thành chloramine —hóa chất gây đỏ mắt và ngứa mắt, theo CDC.

Kính bơi của bạn không nhất thiết phải đẹp hay đắt tiền. Bạn chỉ cần đảm bảo chúng khít với mặt tạo thành vùng bao kín quanh mắt.

Thói quen #7: Lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Nghe có vẻ lạ nhưng thuốc nhỏ chống đỏ mắt thực sự khiến mắt bạn đỏ hơn. Cơ chế của thuốc là làm co mạch ở mắt giúp giảm máu lưu thông đến đây, khiến mắt có vẻ ít đỏ hơn. Tuy nhiên sử dụng thuốc này thường xuyên khiến mắt bạn thích nghi với thuốc.

Vì vậy khi bạn ngừng dùng thuốc, bạn sẽ gặp tác dụng ngược khi mạch máu giãn nở khiến mắt đỏ hơn.

Sẽ không sao nếu bạn thỉnh thoảng dùng thuốc nhỏ này (chẳng hạn sau đêm tiệc rượu). Tuy nhiên nếu bạn phải sử dụng chúng quá thường xuyên, hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để tìm hiểu nguyên nhân thực sự dẫn đến đỏ mắt. Thông thường, nếu mắt bị khô, việc điều trị bao gồm thay đổi lối sống, dùng nước mắt nhân tạo hoặc dùng thuốc.

Thói quen #8: Bỏ qua các dụng cụ bảo hộ

Có tới hơn 40% trường hợp chấn thương mắt bị gây ra do sửa nhà, làm vườn và dọn vệ sinh. Bên cạnh đó, nam giới có nhiều nguy cơ bị chấn thương hơn phụ nữ, theo Viện nhãn khoa Hoa Kỳ.

Đó là vì mảnh vụn hay vật sắc như kim loại hay gỗ dễ rơi vào mắt gây ra chấn thương. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua kính bảo hộ khi làm những công việc như vậy. 

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm