8 sự thật nha sỹ muốn bạn biết
Đi khám răng miệng định kỳ
Bạn có biết rằng, cứ mỗi giờ lại có người chết vì ung thư miệng tại Mỹ. Điều đó nhấn mạnh rằng, căn bệnh này rất nghiêm trọng liên quan đến môi, miệng, họng và cần được chẩn đoán trong giai đoạn sớm. Kiểm tra răng miệng định kỳ, thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết giúp sàng lọc đồng thời tránh hút thuốc là biện pháp phòng ngừa ung thư miệng.
Bệnh quanh răng (các bệnh về lợi và tổ chức nha chu) có thể ảnh hưởng đến toàn thân
Các bệnh về lợi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người lớn, và nó cũng liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để lâu, tiến triển sang viêm quanh răng mạn tính, có thể gây tiêu xương ổ răng. Chải răng ngày 2 lần, kết hợp với dùng chỉ tơ, kiểm tra định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp ngăn chặn các bệnh viêm quanh răng.
Để duy trì sức khỏe răng miệng, việc làm đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh răng miệng thật tốt. Đánh răng 2 lần/ ngày giúp loại bỏ cặn bám, mảnh vụn thức ăn còn sót, làm chậm quá trình hình thành cao răng. Ngoài ra, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ giữa các răng, nơi bàn chải không đi tới được.
Hơi thở có mùi khó chịu có thể là kết quả của các bệnh lí răng miệng
Khoảng 85% người hôi miệng đều gặp các vấn đề về răng miệng. Bạn nên biết, nước súc miệng bạn đang dùng có thể không giúp bạn thoát khỏi tình trạng hơi thở hôi hoàn toàn. Đừng ngần ngại, hãy đến gặp nha sỹ để được hiểu rõ hơn về tình trạng hôi miệng và biện pháp chữa trị phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng liên quan chặt chẽ đến sức khỏe răng miệng
Đường có trong nước ngọt hay một số thực phẩm, dưới tác dụng của vi khuẩn có trong khoang miệng, sẽ lên men, sản phẩm tạo thành có tính axit làm xói mòn, tổn hại men răng. Do đó, nên hạn chế các đồ uống, thực phẩm chứa hàm lượng đường cao để duy trì tốt sức khỏe răng miệng.
Các bệnh lí răng miệng trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị
Khi được bác sỹ tư vấn, lên kế hoạch điều trị bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị, để hồi phục mô răng, nha chu bị tổn thương. Một lỗ sâu bé tưởng chừng không ảnh hưởng gì đến bạn. Nhưng nếu để lâu không điều trị, lỗ sâu sẽ càng ngày càng to, khi nó đủ sâu nó xâm nhập vào mô tủy, kích thích các đầu mút thần kinh gây đau, bệnh lí lúc này đã tiến triển theo hướng nặng hơn so với tình trạng ban đầu.
Một số bệnh lí tủy răng không có triệu chứng đau
Nhiều người cho rằng, hầu hết các bệnh lí tủy răng đều gây ra khó chịu, đau khiến bệnh nhân phải đi khám. Nhưng đôi lúc, bệnh lí tủy diễn ra âm thầm, tiến triển nhanh, làm tủy hoại tử (tủy chết), bệnh nhân không hề thấy đau, nhưng bệnh lí lại rất nặng.
Thay bàn chải
Nên thay bàn chải thường xuyên sau 3 tháng sử dụng, do lông bàn chải bị cùn, mất hoặc giảm hiệu quả làm sạch răng. Nếu bạn mắc các bệnh về lợi thì nên thay bàn chải sau 4-6 tuần vì vi khuẩn có thể vẫn bám trên các lông bàn chải. Sau mỗi lần chải răng, nên rửa bàn chải với nước nóng, để nơi khô ráo. Nên thay bàn chải sau một lần bị ốm.
Hình thành, duy trì các thói quen răng miệng gồm kiểm tra định kỳ, đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, kết hợp với chế độ dinh dưỡng là cách giúp bạn ngăn ngừa các bệnh răng miệng, tự tin khi giao tiếp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sai lầm thường gặp khi chải răng
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.