Theo dõi các triệu chứng của bạn
Các nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy mãn tính không nhiễm trùng là không dung nạp thực phẩm và hội chứng ruột kích thích thường bị kích hoạt bởi một số loại thực phẩm. Theo dõi lượng thức ăn của bạn sẽ giúp xác định các yếu tố gây nên tình trạng đó. Các nguyên nhân phổ biến thường là nhạy cảm với sữa, lúa mì, thịt bò và đậu nành. Cũng nên lưu ý những ngày mà bạn cảm thấy đặc biệt căng thẳng, vì lo lắng cũng có thể là tác nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Biết những gì có khả năng gây bùng phát hội chứng ruột kích thích nhất có thể giúp bạn giảm các triệu chứng trong tương lai.
Tìm hiểu những loại thực phẩm khó tiêu hóa cho bạn và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống
Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, trong 25% số người mắc hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng của họ thường xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn carbohydrate lên men khó hấp thu bao gồm fructose, fructans (có trong lúa mì và hành tây), sorbitol và các loại đường khác. Sugar alcohol, thường được tìm thấy trong thực phẩm ít carb hoặc không đường là thành phần rất khó hấp thụ và có thể gây đầy hơi, đau co thắt và tiêu chảy. Loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống những đồ uống hay kẹo không đường, kẹo cao su và thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo là những thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng kích thích ruột của bạn.
Thay đổi tần suất ăn uống
Ăn quá nhiều sẽ gây áp lực cho hệ thống tiêu hóa và kích thích các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Thay vì tập trung ăn một vài bữa trong ngày, hãy cố gắng chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa rải rác trong ngày. Như thế cơ thể sẽ có thời gian tiêu hóa thức ăn tốt và giúp các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích giảm đáng kể.
Hãy thử bạc hà
Nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của dầu bạc hà với khả năng làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Các nhà nghiên cứu đã cho 90 người bị hội chứng ruột kích thích dùng giả dược hoặc viên nang dầu bạc hà 3 lần/ngày trong 8 tuần. Vào cuối cuộc nghiên cứu, 14 người dùng dầu bạc hà đã không còn cảm thấy bị đau hay khó chịu. Trong một nghiên cứu khác ở Đài Loan, bệnh nhân hội chứng ruột kích thích đã dùng dầu bạc hà 15 đến 30 phút trước khi bữa ăn cho kết quả triệu chứng đầy bụng ợ hơi giảm đáng kể, đau bụng đã giảm hoặc biến mất hoàn toàn trong một số trường hợp. Vậy nên hãy thử nhấm nháp trà bạc hà hoặc thêm một vài giọt dầu bạc hà vào nước uống.
Thêm bột nghệ vào chế độ ăn
Củ nghệ có thể làm giảm các cơn đau co thắt dạ dày của những người bị hội chứng ruột kích thích. Để tận dụng lợi ích của nó, hãy thử dùng 300 đến 400 miligam 3 lần/ ngày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về các men vi sinh
Nếu thường xuyên uống men vi sinh có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn và khắc phục các vấn đề đầy bụng khó tiêu ợ hơi và các triệu chứng khác. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy uống men vi sinh đã cải thiện hệ vi sinh đường ruột, làm giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Sữa chua nguyên chất là một nguồn cung cấp men vi sinh tuyệt vời, nhưng nếu bạn nhạy cảm với sữa thì hãy sử dụng các sản phẩm bổ sung men vi sinh khác.
Tránh chất kích thích
Caffeine, thuốc lá và nước tăng lực có thể gây kích ứng ruột và gây tiêu chảy. Loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích.
Kiểm soát căng thẳng
Mặc dù căng thẳng không gây ra hội chứng ruột kích thích, nhưng stress đã được chứng minh là làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. 40% những người mắc hội chứng ruột kích thích cũng đang trong tình trạng lo lắng gia tăng. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy căng thẳng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Yoga, thiền và các bài tập thở có thể giúp kiểm soát căng thẳng và giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác nhau giữa viêm ruột và hội chứng ruột kích thích
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.