Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 loại thuốc hủy hoại khả năng sinh sản nam giới

Một số loại thuốc trị cao huyết áp ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và khả năng cương dương; thuốc an thần, lomipramine ức chế phản xạ xuất tinh, gây xuất tinh sớm hoặc không thể xuất tinh.

Ảnh minh họa: Telegraph.

Theo Health Sina, nhiều cặp đôi muốn có con rất lo ngại về loại thuốc người chồng đang dùng có ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai thành công của người vợ hay không.

Tiến sĩ sản khoa Liu Gui Hua, Bệnh viện Đại học Zhong Shan cho biết, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nam giới bao gồm từ khâu sinh tinh, trưởng thành của tinh trùng, hoạt năng của tinh trùng, sự phóng tinh và các hoạt động sinh lý của tinh trùng trong cơ quan sinh sản nữ cho đến khi thụ tinh.

Tóm lại chu trình sống và thụ tinh của tinh trùng là một chuỗi hoạt động sinh lý phức tạp, liên hoàn diễn ra dưới sự điều tiết của thần kinh và nội tiết. Bác sĩ Liu khuyên nam giới nếu có thể hãy tránh dùng những loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mắt xích trong chuỗi hoạt động của quá trình đó.

Thuốc hóa trị ảnh hưởng đến sinh tinh

Hầu như tất cả loại thuốc hóa trị đều gây thiệt hại đến sự sinh tinh của nam giới ở mức độ khác nhau. Mức độ thiệt hại tùy vào từng loại thuốc hóa trị, liều lượng và thời gian sử dụng. Các thuốc hóa trị thường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là cyclophosphamide, vincristine, glycosides ara doxorubicin hydroclorid, doxorubicin, cisplatin, dacarbazine, procarbazin hydrochloride, etoposide.

Các loại kích thích tố

Sử dụng nội tiết tố androgen, kháng androgen như estrogen, steroid đồng hóa và các loại thuốc khác với liều lượng lớn trong thời gian dài, có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi - tuyến yên - trục tuyến sinh dục. Từ đó làm ức chế chức năng sinh tinh.

Thuốc kháng ký sinh trùng

Các loại thuốc như benzyl axit indazole, quinine, chloroquine có khả năng tạm thời khống chế quá trình sinh tinh và trưởng thành của tinh trùng.

Các loại thuốc khác

Thuốc điều trị bệnh Gút như colchicin, allopurinol có thể phá vỡ sự tổng hợp ADN của tinh trùng, dẫn đến thay đổi thành phần của vật chất di truyền, gây bất thường về nhiễm sắc thể và dị dạng tinh trùng. Axit diamine dichloride cũng ức chế sinh tinh. Ketoconazole, morphine, cocaine, cần sa cũng gây hại đến quá trình sản xuất tinh trùng.

Các thuốc ảnh hưởng đến tinh trùng

Các thuốc loại glycerol và hợp chất methyl có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành của tinh trùng, ức chế chức năng của tinh binh trong mào tinh hoàn dẫn đến mất khả năng thụ tinh. Thuốc chẹn ion canxi cũng ức chế quá trình thụ tinh bình thường.

Thí nghiệm cho thấy thuốc Mifepristone ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng. Dầu gan cá tuyết, natri gây ra những thay đổi trong môi trường và ảnh hưởng đến sự trưởng thành của tinh trùng trong mào tinh, giảm hoặc làm mất khả năng di chuyển của tinh trùng. Sulfasalazine có thể can thiệp vào chức năng mào tinh hoàn, do đó ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của tinh trùng.

Các thuốc ảnh hưởng đến xuất tinh

Một số loại thuốc trị cao huyết áp như β- propranolol ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và cương dương. Ethidium, thioridazine làm giảm tần suất xuất tinh, thậm chí khiến nam giới không thể xuất tinh.

Ngoài ra, một số loại thuốc an thần, clomipramine có thể ức chế phản xạ xuất tinh, gây xuất tinh muộn hoặc không xuất tinh. Spironolactone có thể làm suy giảm chức năng cương dương, giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm