Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 dấu hiệu thầm lặng cho thấy tóc của bạn đang thiếu dinh dưỡng

Rụng tóc, tóc khô hay tóc bạc đều có thể là dấu hiệu cho thấy tóc của bạn đang cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.

7 dấu hiệu thầm lặng cho thấy tóc của bạn đang thiếu dinh dưỡng

Giống như tâm trạng của chúng ta, tóc cũng sẽ có những ngày tốt đẹp và ngày tồi tệ. Nhưng nếu bạn nhận thấy những thay đổi không bình thường xảy ra đối với mái tóc của bạn, đó có thể là dấu hiệu của tóc bạn đang thiếu và cần bổ sung thêm rất nhiều chất dinh dưỡng.

Tóc của bạn rụng nhiều

Đã bao giờ bạn đi tắm và thấy ngạc nhiên trước số lượng tóc trên nắp cống nhiều hơn so với bình thường? Tóc rụng vẫn thường diễn ra hàng ngày, nhưng nếu như tóc rụng quá nhiều đủ để bạn nhận ra mức độ rụng tóc của mình thì đó chính là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Tóc rụng có thể liên quan đến bệnh tuyến giáp và thiếu máu, nhưng cũng có thể liên quan đến thiếu vitamin hoặc khoáng chất nhất định, bao gồm thiếu vitamin D.

Tóc của bạn bị khô

Tóc khô là một dấu hiệu của thiếu các chất béo lành mạnh. Không chỉ đối với tóc, chất béo lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng trong chế độ ăn giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh và da đầu khỏe mạnh và giúp cho mái tóc của bạn không bị khô. Chất béo lành mạnh đến từ rất nhiều nguồn trong chế độ ăn uống của bạn bao gồm trái bơ, dầu olive và cá hồi.

Tóc của bị xỉn màu

Bên cạnh tóc khô, tóc bị xỉn màu cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung thêm chất béo lành mạnh cho cơ thể. Các acid béo omega-3 và chất béo không bão hòa đơn có vai trò quan trọng đối với sức khỏe chung của toàn cơ thể, bao gồm cả màu của tóc. Hãy ăn cá hồi, trái bơ, hạt lanh, hạt chia và các loại hạt.

Tóc của bạn dễ gãy

Tóc dễ gãy là một dấu hiệu của thiếu kẽm và thiếu sắt. Kẽm và sắt rất quan trọng đối với sản xuất keratin – có ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc của tóc. Bạn có thể bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm tự nhiên giàu kẽm như thịt bò, hạt bí đỏ và đậu lăng.

Da đầu của bạn bị khô

Da đầu khô là một dấu hiệu của thiếu omega-3 và omega-6. Các acid béo này rất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe và chúng giúp mang lại độ ẩm cho tóc và da đầu của bạn. Để bổ sung các acid béo này, bạn có thể sử dụng những thực phẩm như hạt lanh, hạt hướng dương, cá hoặc viên dầu cá.

Tóc của bạn trở nên mỏng hơn.

Nếu tóc của bạn trở nên mỏng hơn, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung thêm protein. Các tế bào lông tóc, cũng giống như các tế bào khác trong cơ thể, được tạo thành từ acid amin, là một protein bị phân giải. Do đó, nếu bạn không cung cấp cho cơ thể đủ protein, tóc bạn sẽ trở nên mỏng hơn bình thường. Để đảm bảo mái tóc luôn dày đẹp, bạn nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ protein bằng cách ăn cá, trứng, thịt gia cầm, thịt bò và sữa. Và nếu bạn là một người đang tuân theo chế độ ăn chay hoặc một người ăn thuần chay, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn cung cấp protein tốt.

Bạn bắt đầu mọc tóc bạc từ khi còn trẻ

Mất sắc tố trong tóc ở độ tuổi còn trẻ có thể chỉ ra sự thiếu hụt đồng. Mặc dù đây là một loại khoáng chất không đòi hỏi bạn cần phải nạp vào quá nhiều, nhưng bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm nấm, mè/vừng và rong biển để bổ sung đồng cho cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những yếu tố làm khô tóc

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm