Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 dấu hiệu đáng báo động trong thai kỳ

Trong thai kỳ, một số triệu chứng rất bình thường, nhưng có những triệu chứng lại rất đáng báo động.

7 dấu hiệu đáng báo động trong thai kỳ

Nhiều dấu hiệu đáng báo động trong thai kỳ dễ bị các bà bầu bỏ qua. Hãy cùng tham khảo một số dấu hiệu nghiêm trọng được liệt kê dưới đây:

1. Chảy máu

Chảy máu thể hiện rất nhiều ý nghĩa trong thai kỳ. Nếu bạn chảy máu nhiều, đau bụng khủng khiếp và bị chuột rút giống kỳ kinh nguyệt hoặc cảm thấy sắp ngất trong ba tháng đầu thai kỳ, có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, các chuyên gia sản phụ khoa cảnh báo. Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng xảy ra khi trứng được thụ tinh được cấy vào ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chảy máu nhiều và chuột rút có thể là dấu hiệu của sẩy thai trong ba tháng đầu và giữa thai kỳ. Ngược lại, chảy máu và đau bụng ở ba tháng cuối thai kỳ có thể là do đứt nhau thai (tình trạng xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung).

Chảy máu lúc nào cũng nguy hiểm, và bất cứ lần chảy máu thai kỳ nào cũng cần được để ý ngay lập tức. Thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tới phòng cấp cứu.

2. Buồn nôn và ói mửa nhiều

Buồn nôn khi mang thai là chuyện bình thường, nhưng nếu nôn nhiều thì lại là vấn đề nghiêm trọng.

Nếu không thể ăn hoặc uống gì, thai phụ có nguy cơ mất nước, Bernstein cho biết. Suy dinh dưỡng và thiếu nước có thể gây hại cho thai nhi.

Nếu nôn nhiều, hãy thông báo với bác sĩ để họ kê đơn thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn.

3. Hoạt động của thai nhi giảm đáng kể

Bé cử động ít hơn trước có thể coi là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, thai phụ nên uống nước lạnh hoặc ăn gì đó, sau đó nằm quay người sang một bên xem bé có cử động hay không. Cách này có thể kiểm tra hoạt động của bé là bình thường hay bất thường.

Đếm số lần đạp cũng là một chỉ tiêu cần theo dõi, nhìn chung, em bé thường đạp 10 lần hoặc nhiều hơn trong vòng 2 giờ. Nếu bạn thấy bé đạp ít ít hơn con số đó, hãy liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định thai nhi vẫn cử động và phát triển bình thường hay không.

4. Các cơn co thắt sớm trong ba tháng cuối thai kỳ

Co thắt có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Nhưng phụ nữ làm mẹ lần đầu có thể nhầm lẫn giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả. Co thắt giả được gọi là co rút Braxton-Hicks, thường khó đoán trước, xuất hiện bất ngờ và không tăng cường độ, hoặc có thể bớt đau trong vòng một giờ. 

Nếu bạn đang trong 3 tháng cuối của thai kỳ và bị co thắt, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Có thể bạn đang có cơn co thắt sớm, và bác sĩ có thể ngăn cơn chuyển dạ nếu thời điểm chưa thích hợp.

5. Vỡ ối

Nếu thấy nước chảy xuống chân thì có thể thai phụ đã bị vỡ ối. Nhưng trong thai kỳ, tử cung lớn cũng khiến âm đạo bị chèn ép, nên đó có thể chỉ là hiện tượng rò rỉ nước tiểu. Đôi khi nước ối xả ào ạt, đôi khi lại chảy chút một.

Nếu không chắc đó là nước tiểu hay vỡ ối, hãy vào phòng tắm và đi tiểu cho hết. Nếu nước vẫn chảy ra tức là bạn đã bị vỡ ối. Hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện ngay.

6. Đau đầu không dứt, đau bụng, rối loạn thị giác và sưng phồng trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Những triệu chứng đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đây là tình trạng nguy kịch có thể xảy ra trong thai kỳ và có khả năng gây tử vong. Rối loạn này do huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu gây nên sau tuần thai thứ 20.

Bernstein khuyên thai phụ nên gọi ngay cho bác sĩ để làm xét nghiệm máu. Nếu chăm sóc trước sinh tốt có thể phòng ngừa bệnh tiền sản giật sớm.

7. Các triệu chứng cúm

Các chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin phòng cúm vì họ là những đối tượng dễ bị ốm và bị biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm hơn phụ nữ không mang thai.

Nhưng nếu bị cúm, thai phụ không nên vội vàng tới bệnh viện hoặc phòng khám vì có thể sẽ lây cúm cho các bà mẹ khác, mà nên gọi cho bác sĩ để thông báo tình hình trước. Bác sỹ sẽ xem xét và cho bạn lời khuyên họp lý nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm trùng trong thai kỳ

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm