Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 mẹo để phát triển sự đồng cảm trong tính cách của trẻ

Không chỉ giúp xây dựng các mối quan hệ, đồng cảm cũng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tinh thần, nhất là đối với sự phát triển tâm lý sau này của trẻ nhỏ.

Thảo luận về cảm xúc 

6 mẹo để phát triển sự đồng cảm trong tính cách của trẻ - Ảnh 1.

Những đứa trẻ thường hiếm có khả năng đồng cảm với người khác (Ảnh: Getty Images)

Theo bác sĩ Lynne Merk, một nhà tâm lý học tại bệnh viện nhi đồng Cincinnati: “Thảo luận với con trẻ về tên của các loại cảm xúc khác nhau sẽ giúp chúng nhận biết, từ đó phát triển khả năng nhận thức và biết đồng cảm với mọi người”. 

Bạn có thể thảo luận về cảm xúc của mình, cũng như miêu tả về cảm giác của bạn để phát triển sự đồng cảm trong trẻ. Ví dụ, khi đang đi trên đường và không may bị kẹt xe, bạn có thể nói rằng: “Tôi cảm thấy bực bội với những chiếc xe này. Tôi muốn về nhà”. 

Tương tự, bạn cũng có thể miêu tả cảm xúc của những người xung quanh. Ví dụ, bạn và bé hãy cùng nhau chuẩn bị một bữa ăn, sau đó thảo luận về cảm xúc của người hàng xóm sẽ như thế nào nếu họ biết bữa ăn này dành cho họ. Bạn và bé cũng có thể đang dạo chơi và gặp một đứa trẻ trông có vẻ buồn bã, hãy nói rằng: “Susie đã khóc ở công viên, có lẽ cậu ấy buồn khi phải rời đi nơi khác”. 

Xác định các loại cảm xúc của trẻ

6 mẹo để phát triển sự đồng cảm trong tính cách của trẻ - Ảnh 2.

(Ảnh: understood.org)

Một trong những cách hiệu quả nhất để trau dồi sự đồng cảm chính là xác định các loại cảm xúc khác nhau trẻ đang phải trải qua với sự tôn trọng và không nên phán xét. Theo bác sĩ Sandra Pisano, một nhà tâm lý học sức khỏe lâm sàng và giám đốc sức khỏe hành vi tại AltaMed Health Services, thông qua cách này bạn sẽ giúp con mình cảm thấy thoải mái và an toàn khi bày tỏ cảm xúc của mình. Đó là bước quan trọng để trẻ có thể liên hệ cảm xúc của chúng với những người khác.

Sử dụng các câu truyện để bắt đầu một cuộc trò chuyện

6 mẹo để phát triển sự đồng cảm trong tính cách của trẻ - Ảnh 3.

(Ảnh: iStockPhoto)

Khi đang cùng con đọc một quyển sách hay xem một bộ phim, bạn có thể dừng lại để hỏi trẻ cảm xúc các nhân vật lúc này như thế nào, đặc biệt là khi họ vừa mới gặp phải thất bại hoặc tình thế khó xử. Bạn cũng có thể thảo luận với trẻ về những biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật hoặc một khó khăn hay chướng ngại vật cụ thể khiến nhân vật đó có cảm xúc như thế nào.

Dành thời gian để cùng trẻ suy ngẫm về sự thay đổi cảm xúc của các nhân vật có thể giúp trẻ áp dụng kỹ năng này vào đời thực. Ví dụ, nếu một nhân vật trong sách khóc khi không hoàn thành bài kiểm tra như mong đợi, khi suy ngẫm về điều này, trẻ có thể liên hệ đến một người bạn cùng lớp cũng đang gặp phải vấn đề tương tự.

Tham gia hoạt động từ thiện

6 mẹo để phát triển sự đồng cảm trong tính cách của trẻ - Ảnh 4.

(Ảnh: parentingforbrain)

Theo bác sĩ Tammi Young-Saleme, một nhà tâm lý học nhi khoa tại Bệnh viện Nationwide Children, trẻ em rất quan tâm đến các mối quan hệ của cha mẹ chúng, do đó bạn có thể cho bé thấy tầm quan trọng của việc quan tâm đến mọi người xung quanh thông qua những hành động của mình. Trong đó giúp đỡ những người gặp khó khăn là một cách tốt để cho thấy bạn trân trọng cảm xúc của người khác.

Một vài ý tưởng về hoạt động từ thiện bạn có thể cùng trẻ tham gia:

- Cùng nhau đi mua sắm những thực phẩm khó hư hỏng và quyên góp vào một kho thực phẩm địa phương;

- Thường xuyên kiểm tra các món đồ chơi với trẻ và tặng những món chúng không còn sử dụng;

- Để riêng các loại quần áo trẻ không còn mặc vừa và nói với chúng về các tổ chức chuyên nhận các loại quần áo đã qua sử dụng này.

Bác sĩ Gelbart cũng cho biết khi hoạt động từ thiện, bố mẹ cần đề cập chi tiết nhất có thể với bé về người sẽ nhận món vật phẩm mình quyên góp, cảm xúc của họ khi nhận sẽ như thế nào.

Ví dụ bạn có thể nói rằng: “Chúng ta đang quyên góp cho kho thực phẩm này và những người không có đủ thức ăn có thể đến đây và mang về thứ họ cần”. 

Khen ngợi trẻ khi có cách cư xử đồng cảm với người khác

6 mẹo để phát triển sự đồng cảm trong tính cách của trẻ - Ảnh 5.

(Ảnh: greenchildmagazine)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thừa nhận và khen ngợi những hành động tích cực của trẻ sẽ giúp hành vi này được củng cố và khả năng cao sẽ được chúng lặp lại trong tương lai.

Vì vậy hãy tạo một thói quen khen ngợi trẻ khi chúng thể hiện được sự đồng cảm qua những hành động của mình. Ví dụ bạn có thể nói rằng: “Bố mẹ rất thích cách con nhận thấy Susie đang buồn và chơi cùng với bạn ấy để giúp đỡ bạn cảm thấy tốt hơn”. 

Hãy kiên nhẫn

6 mẹo để phát triển sự đồng cảm trong tính cách của trẻ - Ảnh 6.

(Ảnh: ef.co.id)

Theo bác sĩ Courtney Cinko, một chuyên gia tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati cho biết đồng cảm cần thời gian để phát triển và cải thiện với việc luyện tập.

Cũng theo Cinko cho biết, sự trải nghiệm của chúng khác với những trải nghiệm của người khác. Vì thế một đứa trẻ mới tập đi hoặc trẻ mẫu giáo rất hiếm khi quan tâm đến cảm xúc của mọi người. Ví dụ, những đứa trẻ thường xuyên gặp khó khăn trong việc chia sẻ và có thể dành lấy đồ chơi chúng muốn từ tay của một đứa trẻ khác.

Trải qua thời gian trẻ sẽ trở nên đồng cảm hơn khi bộ não chúng phát triển và chứng kiến các hành vi thể hiện sự đồng cảm của những người trưởng thành. Hãy nhớ rằng, đồng cảm là một kỹ năng phức tạp và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ, theo Cinko cho biết.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm