Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thời tiết nồm ẩm tại miền Bắc được dự báo kéo dài đến 14/4, không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Độ ẩm không khí cao khiến nấm mốc và các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Như tại Hà Nội, tuần qua ngành y tế ghi nhận thêm 185 ca mắc thủy đậu. Các ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng ghi nhận lẻ tẻ vài ca.
Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày nồm, ẩm, các chuyên gia y tế khuyến cáo, các gia đình nên giữ môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, bằng việc sử dụng máy hút ẩm, hoặc điều hòa không khí. Trong thời gian này, người dân cần chủ động hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh bằng cách: Rửa tay thường xuyên; Vệ sinh, sát khuẩn nơi ở đều đặn; Đeo khẩu trang đạt chuẩn khi tới nơi công cộng.
Ngoài ra, để chống chọi tốt hơn với mầm bệnh trong thời tiết nồm ẩm, bạn có thể chủ động nâng cao hệ miễn dịch bằng 6 biện pháp sau:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Trái cây tươi chứa nhiều vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh được xây dựng trên nền móng của một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Bạn nên ăn nhiều rau củ quả đa dạng màu sắc, ngũ cốc và thịt nạc (giàu protein) để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.
Trái lại, đồ chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều đường tinh chế và chất béo bão hòa lại làm trầm trọng thêm phản ứng viêm trong cơ thể. Để bảo vệ hệ miễn dịch, bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.
Tập thể dục đều đặn
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có hiệu quả tích cực với sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ hệ miễn dịch khỏi quá trình lão hóa sớm. Tuy nhiên, vận động quá sức hay lười vận động đều có thể làm hệ miễn dịch suy yếu. Bạn nên lựa chọn hình thức tập thể dục ở cường độ trung bình, phù hợp với sức khỏe.
Trong thời tiết nồm ẩm, các chuyên gia khuyến cáo nên tập thể dục trong nhà, bổ sung nước trong quá trình luyện tập. Nếu tập ngoài trời, nên chọn thời điểm sương đã tan, tập ở chỗ thoáng khí, sàn khô, ít trơn trượt.
Ngủ đủ giấc
Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra những hormone cần thiết cho hệ miễn dịch phát triển. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài không chỉ làm tăng hiện tượng viêm mà còn làm hệ miễn dịch yếu đi, không thể phản ứng tốt với mầm bệnh. Người trưởng thành nên cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để duy trì sức đề kháng trong thời tiết nồm ẩm.
Hạn chế uống rượu bia quá độ
Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ hệ miễn dịch.
Tình trạng nghiện rượu, đồ uống có cồn có thể phá hủy niêm mạc dạ dày và làm giảm số lượng tế bào miễn dịch. Hậu quả là cơ thể bạn không thể chống chọi với các vi khuẩn nguy hiểm. Rượu cũng là nguyên nhân làm tăng nặng nhiều bệnh lý mạn tính khác.
Tránh xa khói thuốc
Khói thuốc lá không chỉ cho phép mầm bệnh tấn công vào cơ thể và phổi, mà còn làm suy yếu hoạt động của hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu. Vì vậy, cai thuốc lá càng sớm càng tốt cho sức đề kháng nói riêng và sức khỏe của bạn nói chung.
Giữ cân nặng khỏe mạnh
Người bị thừa cân, béo phì thường có hệ miễn dịch kém hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do số lượng tế bào miễn dịch suy giảm và hoạt động không hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu giảm cân quá nhanh bằng biện pháp ăn kiêng kham khổ, cơ thể cũng gặp phải stress, hệ miễn dịch thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy yếu. Vì vậy, bạn nên giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh, cung cấp đủ chất cho cơ thể để duy trì sức đề kháng lâu dài.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời tiết nồm ẩm, nóng lạnh đột ngột chú ý bổ sung các chất quan trọng giúp hệ miễn dịch khoẻ mạnh.
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.