Ngoài hương vị đặc sắc và vẻ ngoài khác biệt, mướp đắng có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe ấn tượng. Dưới đây là 5 lợi ích của mướp đắng và chiết xuất của nó (bột mướp đắng):
Khổ qua là một nguồn tuyệt vời của những chất dinh dưỡng quan trọng. Chúng chứa rất nhiều vitamin C, là một vi chất thiết yếu góp phần trong việc ngăn ngừa bệnh tật, hình thành xương và làm lành vết thương. Ngoài ra, lượng vitamin A dồi dào trong khổ qua thúc đẩy sức khỏe làn da và thị lực. Chúng cũng cung cấp folate, vi chất cần thiết cho sự phát triển và lớn lên của tế bào, cũng như một lượng nhỏ kali, kẽm và sắt.
Mướp đắng là một nguồn cung cấp catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic, những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại (nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh ung thư).
Thêm vào đó, nó chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ, rất phù hợp cho những người muốn xây dựng chế độ ăn giảm cân lành mạnh.
Nhờ các đặc tính y học mạnh mẽ của nó, mướp đắng từ lâu đã được người dân trên khắp thế giới sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã xác nhận vai trò của mướp đắng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 24 người lớn mắc bệnh tiểu đường cho thấy rằng dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu và lượng HbA1C.
Mướp đắng được cho là cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô của bạn và thúc đẩy quá trình tiết insulin, hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy mướp đắng có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư.
Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng. Một nghiên cứu khác trên ống nghiệm cũng có những phát hiện tương tự, báo cáo rằng chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú đồng thời thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư.
Mức độ cholesterol cao có thể gây ra mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch của bạn, buộc tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy mướp đắng có thể làm giảm mức cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tim mạch tổng thể. Một nghiên cứu trên chuột theo chế độ ăn kiêng nhiều cholesterol đã quan sát thấy rằng việc sử dụng chiết xuất mướp đắng dẫn đến giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính. Một nghiên cứu khác lưu ý rằng cho chuột uống chiết xuất mướp đắng làm giảm đáng kể mức cholesterol so với giả dược. Liều cao hơn của mướp đắng cho thấy sự giảm nhiều hơn.
Mướp đắng là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân, vì nó chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ. Chứa khoảng 2 gam chất xơ trong mỗi 100 gam mướp đắng. Chất xơ đi qua đường tiêu hóa của bạn rất chậm, giúp bạn no lâu hơn và giảm cảm giác đói và thèm ăn.
Do đó, hoán đổi các thành phần có hàm lượng calo cao hơn với mướp đắng có thể giúp tăng lượng chất xơ và cắt giảm lượng calo để thúc đẩy quá trình giảm cân.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mướp đắng có thể có tác dụng hữu ích trong việc đốt cháy chất béo và giảm cân. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ một viên nang có chứa 4,8 gam chiết xuất mướp đắng mỗi ngày giúp giảm đáng kể mỡ bụng. Những người tham gia đã giảm trung bình 1,3 cm vòng eo sau 7 tuần tham gia.
Mướp đắng là một loại quả thuộc họ bầu bí, có hình dáng và hương vị độc đáo. Nó không chỉ giàu một số chất dinh dưỡng quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và mức cholesterol. Lưu ý rằng những người đang mang thai hoặc đang sử dụng một số loại thuốc - đặc biệt là thuốc giảm lượng đường trong máu - nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tiêu thụ lượng nhiều mướp đắng, vì chúng có thể gây hạ đường huyết.
Tuy nhiên, ở mức độ vừa phải, mướp đắng tạo ra một hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và dễ dàng bổ sung cho một chế độ ăn uống lành mạnh và toàn diện.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách sử dụng mướp đắng để kiểm soát đường huyết
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.