Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 chú ý về tiêm chủng cho trẻ 1 tháng tuổi mẹ bầu cần đọc ngay!

Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, các bậc cha mẹ nên cho con tiêm phòng đầy đủ, nhất là các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới đây là 5 chú ý về tiêm chủng cho trẻ 1 tháng tuổi mà các mẹ bầu nên biết trước.

Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất

1. Các mũi tiêm cho trẻ sau sinh trong 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Tiếp theo là tiêm phòng vaccine phòng chống lao (vaccine BCG) cho trẻ trong vòng tháng đầu tiên, tiêm càng sớm càng tốt.

Trẻ 1 tháng tuổi cần tiêm phòng vaccine viêm gan B và lao càng sớm càng tốt

2. Những điều cần biết khi cho bé tiêm viêm gan B

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trẻ sơ sinh nên tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Vaccine viêm gan B là một trong những vaccine an toàn, không có chống chỉ định, trẻ sinh non, sinh thiếu cân… cũng có thể tiêm được. Phản ứng thông thường: Đau tại chỗ, sốt trên 37,7độ C và hiếm gặp bị sốc phản vệ.

Vaccine viêm gan B là một trong những vaccine an toàn, không có chống chỉ định

3. Những điều cần biết khi cho bé tiêm vaccine BCG

Thời điểm tiêm phòng vaccine BCG cho trẻ sơ sinh thường trong vòng tháng đầu tiên kể từ khi sinh ra. Phần lớn trẻ có phản ứng: Xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ và vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch. Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm vaccine.

Vết sẹo của trẻ sau khi tiêm phòng vaccine lao (BCG)

4. Chú ý trước khi đưa trẻ đi tiêm

Trước khi tiêm: Trẻ không nên bú quá no, cũng không để trẻ đói tránh bị hạ đường huyết sau tiêm. Nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo thoáng, đủ ấm, đơn giản để bác sỹ dễ thao tác khi tiêm. Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ và trao đổi với bác sỹ để bác sỹ quyết định có cần hoãn tiêm không.

Vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng khi đưa bé đi tiêm

5. Chăm sóc trẻ sau tiêm

Sau khi tiêm phòng, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ bị đau tại chỗ, sốt (dưới 38độ C), dùng miếng dán hạ sốt và chườm mát cho trẻ, khuyến khích bé bú nhiều. Nếu thấy các triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế: Sốt cao trên 38,5độ C, quấy khóc, bú kém… kéo dài trên 24 giờ.

Ngọc Hoa - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

Xem thêm