Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 biện pháp đơn giản để đẩy lùi hội chứng “sương mù trí não”

Sương mù não bộ không quá nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rõ dấu hiệu này để có được chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Đây thực sự không phải là một vấn đề lâm sàng nguy hiểm, tuy nhiên khi đề cập đến triệu chứng này các bác sĩ đều khuyên chúng ta nên quan tâm về nó. Sương mù trí não là cảm giác khi suy nghĩ của bạn thường chậm và hay quên, những suy nghĩ có thể cảm giác như ngay trên đầu lưỡi nhưng không thể tập trung, không thể diễn đạt được. Và điều này có thể xảy ra với tất cả chúng ta.

Tin tốt ở đây là “sương mù não bộ” chưa phải vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Cái thực sự đáng cân nhắc chính là nguyên nhân gây ra những triệu chứng mơ hồ thoáng qua trên, ví dụ như rối loạn tuyến giáp, đột quỵ, thiếu máu, tiểu đường, trầm cảm hoặc bệnh Alzheimer.

Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về hội chứng này:

Những nguyên nhân thông thường:

  • Căng thẳng
  • Thiếu ngủ
  • Thay đổi hormone do chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai
  • Chế độ ăn không hợp lý
  • Suy giảm lượng vitamin B12
  • Sử dụng thuốc
  • Các vấn đề về sức khỏe như trầm cảm, tiểu đường, triệu chứng Sjogren, đau nửa đầu, các vấn đề về tuyến giáp.
  • Mất nước
  • Hóa trị

Xóa tan “sương mù trí não” bằng cách nào?

1. Xem xét và thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải

Các chuyên gia kiến nghị việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ tốt cho triệu chứng “sương mù trí não”. Một nghiên cứu đã cho ra kết quả nghiên cứu rằng những người trưởng thành ăn cá, rau và hoa quả, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và dầu oliu tăng khả năng nhớ của não bộ hơn những người ăn ít các loại thực phẩm này. Cá hồi rất giàu vitamin B12, vô cùng cần thiết cho chức năng của nơ ron. Bên cạnh đó, axit béo omega-3 trong cá cũng có thể tăng cường khả năng tập trung và đẩy mạnh tốc độ suy nghĩ ở những người suy giảm nhận thức nhẹ. Sản phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng hỗ trợ việc luyện tập cho não bộ.

2. Ngủ nhiều hơn

Việc tập trung và duy trì sự chú ý là một yêu cầu cần thiết khi bạn buồn ngủ. Trước khi đi ngủ, cần luyện tập dần dần cho bản thân một kế hoạch giải lao, thư giãn chẳng hạn như việc cắt giảm sử dụng các thiết bị điện tử để tránh các hormone thần kinh bị kích thích do ảnh hưởng từ ánh sáng xanh.

3. Duy trì hoạt động

Tập thể dục giúp bạn tỉnh táo bởi nó tăng cường máu và oxy đến não, tăng cường giấc ngủ và giảm bớt các nguy cơ sức khỏe có thể làm hoạt động trí não không linh hoạt. Mục tiêu đề ra là hoạt động khoảng 150 phút thể lực trung bình mỗi tuần. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10 phút hoạt động (từ nhẹ, trung bình đến nặng) đi bộ sẽ thúc đẩy trí não, khả năng tập trung và phản ứng khi làm việc ở phụ nữ sử dụng 50mg caffein.

4. Ăn nhiều protein

Hãy tránh xa các bữa ăn chứa nhiều carbohydrate và các loại thức ăn vặt để chống lại các sự cố về năng lượng bởi chúng có thể ngăn chặn các hoạt động cảnh báo đến các tế bào thần kinh trong não. Lựa chọn các thực phẩm giàu protein, có chứa ít axit amin sẽ giúp thích các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Ngoài ra, uống đủ nước và ngủ khoảng 10 đến 20 phút mỗi ngày đều có thể giúp việc nhận thức trở nên tốt hơn.

5. Cân nhắc sử dụng dầu hương thảo

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng mùi hương của tinh dầu hương thảo có thể tăng hiệu suất trong các nhiệm vụ cần tính toán của não bộ. Nhiều chuyên gia đã khuyến khích mọi người sử dụng thử bởi không tìm thấy các bằng chứng gây hại cho sức khỏe của loại sản phẩm này.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: 5 nguyên nhân đáng ngạc nhiên của chứng mất trí nhớ

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm