Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 bài tập đơn giản giúp đẩy lùi bệnh tật

Sức khỏe là một “kho báu”. Điều quan trọng là chúng ta có biết gìn giữ và bảo vệ kho báu đó hay không. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cần phải được thực hiện từ thời thơ ấu và duy trì đến hết cuộc đời.

5 bài tập đơn giản giúp đẩy lùi bệnh tật

Vì càng chăm sóc sức khỏe tốt, bạn càng có cuộc sống hạnh phúc, lâu dài và năng động hơn. Dưới đây là bài tập đơn giản mà bất kỳ ai cũng nên tập trong đời để không còn lo bệnh tật.

Bài tập kiểm tra độ tuổi cơ thể

Hình 1.

Bài tập kiểm tra độ tuổi cơ thể

Trước hết, khởi động làm ấm cơ thể lên một chút để các cơ bắp của bạn sẵn sàng thực hiện bài tập kiểm tra sức khỏe. Sau đó uốn cong cơ thể theo chiều cúi đầu xuống, cố gắng chạm tay vào sàn. Giữ chân và lưng thẳng. Hãy ghi nhớ xem tay bạn có thể chạm được tới đâu và sau đó từ từ đứng thẳng trở lại.

Kết quả kiểm tra

- Nếu bạn có thể chạm tay vào sàn nhà trong khi vẫn giữ chân thẳng thì có nghĩa là cơ bắp của bạn khá thoải mái, linh hoạt. Bạn tương đương với  20-25 tuổi (Hình 1)

- Nếu bạn chạm vào sàn nhà bằng đầu ngón tay và chỉ hơi phải gập đầu gối và bài tập này không khiến bạn cảm thấy khó chịu lắm. Bạn tương đương 25-38 tuổi (Hình 2)

động tác gập người

Hình 2.

- Nếu các ngón tay của bạn có thể chạm vào phần trên của bàn chân, đầu gối phải gập nhiều, cơ bắp căng ra và bạn cảm thấy muốn đứng thẳng trở lại càng sớm càng tốt. Bạn tương đương 38-50 tuổi (Hình 3)

Hình 3.

- Bạn hơn 50 tuổi nếu không thể chạm vào bàn chân và càng cố gắng cúi người thì đầu gối bạn càng phải gập hẳn lại và cảm thấy không thoải mái khi ở tư thế này (Hình 4)

động tác đứng gập người

Hình 4.

Cải thiện tính linh hoạt của cơ thể bằng cách nào?

Các nhà hiền triết Tây Tạng nói rằng tuổi cơ thể của một người phụ thuộc vào tình trạng của gan, nó liên quan đến sự linh hoạt. Mọi người đều biết rằng lối sống tĩnh tại ít vận động ảnh hưởng tiêu cực đến cả cơ và nội tạng.

Tác dụng của động tác đứng gập người sau 30 ngày

Hình 5.

Nếu kết quả của bạn chưa như ý thì bạn chớ hoảng sợ. Hãy tập bằng cách uốn cong cơ thể ít nhất 30 lần một ngày, từ dễ đến khó (Hình 5) bạn sẽ làm cho dây chằng và các gân, cơ khỏe mạnh hơn  trong vòng 1 tháng.

Nếu bạn thực hiện động tác được như hình 6 thì có nghĩa là bạn đã cải thiện tính linh hoạt của cơ thể mình một cách hoàn hảo nhất.

động tác đứng cúi gập người (uttanasana)

Hình 6.

Tác dụng của động tác đứng gập người

Động tác này không chỉ chữa lành mà còn làm trẻ hóa cơ thể của bạn. Trong tư thế này, đầu của bạn ở dưới tim và điều này cho phép lưu thông máu trong đầu, tạo cho tế bào của cơ thể một luồng năng lượng dồi dào ôxy.

Ngoài ra còn một số lợi ích khác: Căng giãn cơ hông, gân kheo, bắp chân. Tăng cường sức khỏe của đùi và đầu gối. Giữ xương sống  mạnh mẽ và linh hoạt. Giảm stress, lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi. Làm dịu tâm trí và xoa dịu thần kinh. Giảm căng thẳng ở xương sống, cổ và lưng. Kích hoạt các cơ bụng.

Giảm các triệu chứng mãn kinh, hen suyễn, đau đầu và mất ngủ. Kích thích thận, gan, lá lách. Cải thiện tiêu hóa. Có thể giảm huyết áp.

Lưu ý khi tập

Tốt nhất là thực hành bài tập này đầu tiên vào buổi sáng. Nhưng trong trường hợp không thể tập vào buổi sáng thì bạn nên tập luyện vào buổi tối.

Nên ăn ít nhất 4 đến 6 giờ trước khi tập để thức ăn đã tiêu hóa hết và có đủ năng lượng cho bạn tập nhiều hơn.

Tránh gắng sức quá mức và tuyệt đối không tập động tác này nếu bạn đang gặp những vấn đề như: đau lưng dưới, giãn gân kheo, đau thần kinh tọa, tăng nhãn áp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những bài tập hiệu quả giảm triệu chứng đau mạn tính

Lam Giang - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2024

    Bí quyết dinh dưỡng trong mùa hè giúp trẻ luôn khỏe mạnh

    Dưới cái nắng gay gắt và oi bức của mùa hè, duy trì một chế độ dinh dưỡng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ tiếp tục tăng trưởng tốt là điều rất quan trọng. Để làm được điều này, cha mẹ hãy cùng theo dõi những lời khuyên dưới đây để con có bữa ăn cân đối, giàu dinh dưỡng, giúp con thêm khỏe mạnh nhé.

  • 19/05/2024

    Tìm hiểu về cơn động kinh khởi phát cục bộ ở trẻ em

    Cơn động kinh khởi phát cục bộ (khởi phát tại một vùng của não) là một dạng động kinh bắt đầu từ một phần của bộ não. Biểu hiện của chúng phụ thuộc vào vị trí xảy ra động kinh trong não, có thể gây ra các triệu chứng như co giật, tê dại, cảm giác sợ hãi hoặc cảm giác thời gian chậm lại.

  • 18/05/2024

    Sốt phát ban: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 18/05/2024

    Có cần phải bổ sung vitamin trong quá trình mang thai

    Vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

  • 18/05/2024

    Tiếng ồn giao thông làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn giao thông có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

  • 18/05/2024

    Tại sao bạn luôn cảm thấy nóng?

    Hơn 75% phụ nữ mãn kinh cảm thấy nóng. Nhưng đó không phải lí do duy nhất khiến bạn mất bình tĩnh. Nó có thể là do đồ ăn cay hoặc dấu hiệu của bệnh tật. Và không phải phụ nữ mới cảm thấy nóng mà đàn ông cũng vậy.

  • 17/05/2024

    Người bị u tuyến giáp nên ăn gì?

    U tuyến giáp nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là những nhóm thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh u tuyến giáp, giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị, được chuyên gia khuyên nên bổ sung đầy đủ vào thực đơn hằng ngày.

  • 17/05/2024

    Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

    Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Xem thêm