1.Tư thế Tadasana
Đây là tư thế đứng dành cho người mới tập yoga. Ai cũng có thể tập được tư thế này, các động tác của bài tập tuy đơn giản nhưng có khả năng ngăn ngừa nhức đầu, chóng mặt rất hiệu quả.
Đứng thẳng, cơ thể vuông góc với sàn nhà. Chân chụm, bàn chân mở rộng, phân tán trọng lượng đều lên hai chân. Đầu cổ đặt ngay ngắn ngay trên hai vai. Tưởng tượng một đường thẳng chạy dọc từ đầu xuống chân bạn. Mở rộng hai vai, thư giãn. Hít thở chậm và đều. Thả lỏng hai cánh tay, úp lòng bàn tay sát hông.
2.Tư thế Svastikasana
Đây là tư thế thiền đơn giản giúp bạn cải thiện sự dẻo dai của cơ lưng và cơ hông, đồng thời còn giúp giảm đau nhức mệt mỏi khi bị chóng mặt.
Ngồi thẳng, hai chân khoanh vào nhau để chân phải chạm vào đùi chân trái và ngược lại. Giữ phần lưng và thân trên thẳng. Nếu cần thiết bạn hãy điều chỉnh phần hông và mông để đảm bảo sống lưng thẳng. Hai mông đặt hoàn toàn trên thảm. Đặt tay lên trên đầu gối và giữ vững tư thế. Điều hòa nhịp thở chậm và sâu và thư giãn hoàn toàn.
3. Tư thế Setu Bandha Sarvangasana
Bài tập này có tác dụng mở rộng vai và tăng cường sức mạnh cơ lưng, giúp dáng đứng đẹp hơn. Tuy nhiên, khi mới tập bạn nên thực hiện tư thế này khi có sự hỗ trợ của giáo viên hay người khác. Bạn cũng nên thực hiện từng bước, từ tốn để tránh chấn thương.
Nằm thẳng, gập gối, giữ lòng bàn chân sát sàn. Hai tay thả lỏng hai bên cơ thể. Lấy chân làm trụ từ từ nâng phần hông lên, ngực căng ra, hít vào thật sâu. Đặt lại lưng, hông xuống thảm và từ từ thở chậm đẩy khí ra hết. Trong suốt bài tập cần lưu ý giữ chân luôn vuông góc với sàn nhà.
4.Tư thế Supta Padangusthasana
Tư thế này cũng khá dễ tập với người mới. Không chỉ cải thiện tình trạng chóng mặt, nó cũng giúp tăng cường sức mạnh cơ đùi, hông và điều chỉnh tư thế đứng.
Nằm và duỗi thẳng hai chân. Nâng chân phải lên cao, chân càng gần với ngực càng tốt, chân kia giữ trên sàn, ngón chân chỉ lên trần nhà. Điều chỉnh mông và hông của bạn sao cho hai chân luôn thẳng. Bạn có thể tìm người hoặc một sợ dây hỗ trợ để giữ chân phải được căng hết mức. Để hai tay hai bên và nhẹ nhàng hạ chân xuống cho đến khi thấy thoải mái. Lặp lại với chân trái. Hít thở đều, sâu và chậm rãi.
5.Tư thế Dandasan
Đây là bài tập ngồi giúp tăng cường cảm giác cân bằng cho cơ thể. Tư thế này giúp giãn gân kheo, hông và đùi. Hơn thế nữa, nó còn gia tăng sức mạnh nhóm cơ lưng và ngăn ngừa chóng mặt hiệu quả.
Ngồi thoải mái và duỗi thẳng chân ra phía trước. Chống hai tay xuống sàn, hai tay đỡ bớt trọng lượng cơ thể. Gập hai bàn chân lại vuông góc với sàn nhà. Thả lỏng người, tưởng tượng một đường thẳng chạy dọc từ đầu xuống xương sống và hông. Hít thở chậm và đều. Mọi suy nghĩ chỉ tập trung vào hơi thở, không vướng bận bất kỳ điều gì khác.
Lưu ý:
Nếu bạn chưa quen với yoga, hãy thực hiện các động tác này từ từ. Các động tác đột ngột có thể làm bạn chóng mặt hơn.
Kiên trì luyện tập các bài tập này thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa hiện tượng mệt mỏi và giải phóng tinh thần khỏi những căng thẳng.
Buổi sáng mùa đông trời lạnh khi thức dậy cần ngồi trên giường từ tốn xoa bóp mặt, đầu, cổ, vươn người rồi co duỗi và xoay các khớp tay, chân vài phút rồi mới bước xuống sàn. Tránh vùng dậy đột ngột nhất là với người cao tuổi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chóng mặt và những rối loạn về tiền đình
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.