18 loại thực phẩm giúp "làm sạch" động mạch, tránh đau tim
Các bệnh về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Nghẽn động mạch làm hạn chế lưu thông máu trong cơ thể, và vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và đau tim.
Những nguyên nhân chính dẫn đến việc số lượng các cơn đau tim tăng cao gồm chế độ ăn không lành mạnh, căng thẳng, ít vận động.
Vì vậy, để làm sạch động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chúng ta nên chú ý sử dụng nhiều các loại thức ăn tốt cho tim mạch, điển hình là 18 loại dưới đây:
1. Trà xanh
Trà xanh có hàm lượng catechins cao, chất này giúp con người bình tĩnh lại, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, trà xanh còn chứa các chất chống oxi hóa hỗ trợ quá trình chuyển hóa và điều hòa cholesterol máu. Nên uống từ 1-2 cốc trà mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất
2. Rong biển
Rong biển chứa một lượng rất lớn các chất chống oxi hóa, các vitamin, chất khoáng, carotene và protein. Thường xuyên ăn rong biển giúp cho máu tuần hoàn tốt hơn, cân bằng huyết áp, làm rộng lòng mạch và giảm đến 15% lượng cholesterol.
3. Nam việt quất
Quả nam việt quất giàu kali, giúp làm tăng lượng cholesterol “tốt” và giảm lượng cholesterol “xấu” (cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp). Uống 3 cốc nước ép nam việt quất mỗi ngày giúp làm giảm 40% nguy cơ đau tim.
4. Cá hồi
Cá hồi chứa rất nhiều các acid béo tốt cho sức khỏe, giúp giảm nồng độ triglyceride và cholesterol máu, đồng thời làm giảm viêm. Ăn cá ngừ, cá trích và cá thu cũng có lợi cho sức khỏe.
5. Dầu olive
Dầu Olive đã được người Hy Lạp và người Ý sử dụng trong nhiều thế kỷ nhằm nâng cao sức khoẻ. Dầu olive giàu chất béo tốt giúp giảm cholesterol và làm giảm 41% nguy cơ đau tim.
6. Các loại hạt
Hạt có chứa nhiều acid béo không no và omega -3 có tác dụng tăng cường trí nhớ, điều hòa mức cholesterol và điều trị đau khớp. Hạnh nhân và óc chó là hai trong số những nguồn chất béo tốt phong phú nhất, do đó nên sử dụng một ít hàng ngày.
7. Quả hồng vàng
Quả hồng vàng giàu chất xơ và các sterol tốt cho sức khỏe, làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
8. Nghệ
Curcumin - hoạt chất có trong nghệ mang lại phần lớn dược tính cho loại cây này. Nghệ có khả năng chống viêm mạnh và ngăn ngừa việc tích trữ chất béo quá mức. Người dùng có thể thêm nghệ trong các bữa ăn, hoặc uống dưới dạng trà.
9. Cà phê
Theo nhiều nghiên cứu, uống 2 đến 4 ly cà phê mỗi ngày làm giảm 20% nguy cơ đau tim.
10. Phô mai
Người ta thường nghĩ phô mai không tốt cho việc giảm mức cholesterol, nhưng dùng ở mức vừa phải sẽ giúp giảm mức cholesterol và huyết áp.
11. Bông cải xanh
Bông cải xanh (Súp lơ xanh) chứa nhiều vitamin K giúp ngăn ngừa sự tích tụ canxi trong lòng mạch, làm giảm mức cholesterol và điều hòa huyết áp.
12. Lựu
Quả lựu có chứa các dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình sản xuất oxit nitric, có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu.
13. Cải bó xôi
Cải bó xôi làm sạch động mạch và hạ huyết áp, giàu kali và axit folic, giúp mô cơ khỏe mạnh và giảm nguy cơ đau tim.
14. Bột ngũ cốc nguyên hạt
Bột ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ giúp cân bằng cholesterol nhờ liên kết với cholesterol và ngăn ngừa cholesterol tích tụ trong các động mạch. Bột ngũ cốc nguyên hạt cũng phân giải được cholesterol.
15. Bơ
Quả bơ vô cùng giàu chất dinh dưỡng; các chất béo chứa trong bơ có khả năng điều chỉnh mức cholesterol tốt và xấu, giữ cho lòng động mạch sạch.
16. Măng tây
Măng tây vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa mức cholesterol cao do có chưa các hợp chất có hiệu quả tốt trong việc tiêu viêm và ngăn chặn sự tắc nghẽn của tĩnh mạch.
17. Dưa hấu
Dưa hấu hỗ trợ cơ thể sản xuất oxit nitơ và làm rộng lòng mạch máu, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
18. Nước cam ép
Nước cam có nhiều chất chống oxy hoá giúp điều hòa huyết áp và tăng cường sức khỏe thành mạch. Uống 2 cốc nước cam mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày, cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sôcôla giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?