Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

13 dấu hiệu ở chân cảnh báo cơ thể mắc bệnh

Bạn sẽ phải nhìn lại chân mình khi biết những dấu hiệu ở chân có thể cảnh báo bệnh tật.

Bất kì những biểu hiện bất thường nào ở chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang không tốt.

Bạn sẽ phải nhìn lại chân mình khi biết những dấu hiệu ở chân có thể cảnh báo bệnh như dưới đây:

1. Da chân khô

Da chân khô không hẳn là do nhiễm nấm hoặc mẫn cảm mà có thể là do hệ thống tuần hoàn máu gặp trở ngại khiến da chân không nhận đủ lượng máu cần thiết.

2. Vết thương ở chân lâu lành

Loét lở ở chân chính là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao khiến thần kinh bị tổn thương, tuyến mồ hôi và chức năng làm lành vết thương suy giảm, nghiêm trọng hơn có thể gây ra bệnh truyền nhiễm và cắt bỏ bộ phận trên cơ thể.

3. Chân luôn cảm thấy lạnh

Chân luôn cảm thấy lạnh có thể là do chức năng của tuyến giáp trạng suy yếu. Chức năng của tuyến giáp trạng chính là điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nếu dịch tiết ra không đủ sẽ khiến quá trình trao đổi chất và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể hoạt động bất thường, khả năng sản sinh nhiệt lượng của cơ thể bị ảnh hưởng khiến chân tay trở nên lạnh.

4. Tê chân

Tình trạng tê chân và bệnh thần kinh có liên quan đến nhau. Nếu thường xuyên cảm thấy tê chân, nguyên nhân có thể là do thần kinh ở chân, mắt cá chân hoặc lưng bị teo lại. Lưu ý, nếu chân tê tạm thời có thể là do mang giày dép quá chật.

5. Chân bị chuột rút

Cơ thể mất nước có thể gây ra tình trạng co giật ở các cơ bắp, đồng thời thiếu chất dinh dưỡng, kali, magiê, canxi, cũng có thể gây ra tình trạng chuột rút ở chân.

6. Gót chân đau nhức

Gót chân đau nhức có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cân gan chân (Plantar fasciitis). Khi rời khỏi giường, từ trên ghế đứng dậy hoặc đi bộ, gót chân xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội. Lưu ý, mang dép quá chật hoặc dép xỏ ngón có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

7. Ngón cái ở bàn chân phình to

Nếu khớp chân sưng tấy hoặc đau nhức thì bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra, đây có thể là dấu hiệu của bệnh gút, viêm khớp, nhiễm trùng hoặc chấn thương gây ra.

8. Chân có nốt ruồi đen

Nốt ruồi đen có thể xuất hiện mọi bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả ngón chân. Khi kiểm tra làn da, bạn không nên để sót đôi chân, bởi khi xuất hiện những nốt ruồi đen không rõ nguyên do, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.

9. Móng chân trở nên vàng

Nhiễm trùng nấm có thể khiến móng chân trở nên vàng và dày. Ngoài ra, mắc bệnh đường hô hấp, phù bạch huyết, viêm khớp cũng có thể khiến móng chân trở nên vàng.

10. Mắt cá chân sưng tấy

Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn nên coi chừng bệnh thận. Thận có tác dụng lọc dưỡng chất cho cơ thể, nếu thận hoạt động thất thường, chất dịch trong cơ thể không bài tiết kịp thời sẽ gây ra bệnh phù, mắt cá chân sưng tấy là dấu hiệu nhận dạng rõ nhất.

11. Chân không có lông

Lông chân đột nhiên biến mất, đó có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên, đau tim hoặc đột quỵ chính là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh động mạch ngoại biên. Tắc nghẽn động mạch ở chân có liên quan mật thiết đến tắc nghẽn ở các bộ phận trong cơ thể.

12. Ngón chân vừa tròn vừa bẹt

Ngón chân vừa tròn vừa bẹt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi hoặc bệnh tim. Xơ hóa phổi, ung thư phổi hoặc những bệnh liên quan đến phổi đều gây ra hiện tượng những mạch máu nhỏ sẽ chảy về móng chân gây sưng tấy mô, khiến ngón chân biến dạng vừa tròn vừa bẹt. Bệnh tim, bệnh gan, bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đều có thể khiến chân biến dạng.

13. Dưới móng chân xuất hiện mạch máu

Dưới móng chân xuất hiện mạch máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm nội tâm mạc. Tắc động mạch ở những vùng da lân cận sẽ khiến các mao mạch ở dưới móng chân bị thương tổn. Lưu ý, bệnh viêm nội tâm mạc nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.

Tú Uyên - Theo Afamily.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

  • 17/06/2025

    Có phải tất cả các dạng Vitamin K2 đều giống nhau?

    Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.

Xem thêm