Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

13 cách điều trị mụn trứng cá tại nhà đã được khoa học chứng minh (phần 2)

Rất nhiều các phương pháp trị mụn tại nhà thiếu các bằng chứng khoa học, và các nghiên cứu về tính hiệu quả của chúng là cần thiết. Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp trị mụn thay thế, đây là các biện pháp bạn có thể thử.

  1. Dưỡng ẩm da với cây nha đam

Nha đam là loại cây nhiệt đới mà lá của chúng chứa một loại gel trong suốt. Loại gel này thường được bổ sung vào trong lotion, kem dưỡng da, thuốc mỡ và xà phòng.

Nó thường được sử dụng để điều trị trầy xước da, phát ban, bỏng và các vấn đề về da khác. Khi bôi lên da, gel nha đam có thể giúp làm lành vết thương, điều trị bỏng và chống viêm.

Nha đam có chứa axit salicylic và lưu huỳnh, hai chất được sử dụng thường xuyên trong điều trị mụn.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra gel lô hội khi kết hợp với các chất khác như kem tretinoin hoặc tinh dầu tràm trà có thể cải thiện mụn.

Cách sử dụng:

  • Cạo gel từ cây nha đam với 1 chiếc thìa
  • Bôi trực tiếp lên da sau khi làm sạch như một loại kem dưỡng ẩm
  • Lặp lại 1-2 lần mỗi ngày hoặc khi cần thiết
     
  1. Sử dụng viên bổ sung dầu cá

Axit béo omega-3 là một loại mỡ lành mạnh mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Bạn bổ sung chất béo này trong chế độ ăn hàng ngày của mình, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn mọi người ăn theo một chế độ thông thường không nạp đủ loại chất béo này.

Dầu cá chứa 2 loại chính của omega-3 là EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). Nồng độ cao EPA và DHA đã được chứng minh làm giảm yếu tố gây viêm, điều này có thể làm giảm nguy cơ của mụn trứng cá. Trong một nghiên cứu, 45 người bị mụn trứng cá được cho uống omega-3 chứa EPA và DHA hàng ngày. Sau 10 tuần, tình trạng mụn của họ giảm đáng kể.

Ngoài thực phẩm bổ sung, bạn cũng có thể bổ sung axit béo omega-3 hàng ngày bằng cách tăng cường ăn những loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá cơm, hạt óc chó, hạt chia hay hạt lanh.

  1. Tẩy da chết thường xuyên

Tẩy da chết là quá trình lấy đi lớp biểu bì tế bào da chết. Bạn có thể sử dụng hóa chất để thực hiện, hoặc tẩy da chết bằng các loại bàn chải hoặc hạt cơ học.

Tẩy da chết có thể cải thiện vấn đề mụn bởi nó loại bỏ các tế bào chết cằn cỗi gây bí tắc lỗ chân lông.

Có rất nhiều các sản phẩm tẩy da chết trên thị trường, nhưng bạn có thể sử dụng đường hoặc muối sẵn có tại nhà. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng tẩy da chết cơ học có thể gây ra kích ứng và không tốt cho da. Các bác sĩ da liễu khuyến cáo nên tẩy da chết nhẹ nhàng với những sản phẩm như salicylic hoặc glycolic-acid.

Cách để tự làm hỗn hợp tẩy da chết tại nhà:

  • Trộn đường (hoặc muối tinh) với dầu dừa với tỷ lệ bằng nhau
  • Nhẹ nhàng bôi hỗn hợp lên da, xoa đều và rửa lại với nước thật sạch
  • Tẩy da chết thường xuyên hoặc tối đa một lần mỗi ngày
  1. Thực hiện chế độ ăn co chỉ số glycemic thấp

Mối liên quan giữa chế độ ăn và mụn đã được bàn cãi nhiều năm.

Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan đến chế độ ăn như insulin hay chỉ số glycemic có thể liên quan đến mụn.

Chỉ số đường trong thực phẩm (GI) là một thước đo để đánh giá độ tăng nhanh của lượng đường trong máu của bạn.

Ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI cao gây nên sự đạt đỉnh của insulin trong máu, thứ làm tăng sự sản xuất dầu nhờn trên da. Kết quả là thực phẩm có chỉ số GI cao có thể ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển và độ nặng nề của mụn.

Những loại thực phẩm có chỉ số GI cao bao gồm các thực phẩm chế biến sẵn:

• Bánh mỳ trắng

• Các loại nước uống có đường

• Các loại bánh

• Bánh rán

• Bánh ngọt

• Các loại kẹo

• Ngũ cốc ăn sáng nhiều đường

Những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp:

• Trái cây

• Các loại rau

• Các loại đậu đỗ

• Các loại hạt

• Ngũ cốc nguyên cám hoặc ít qua xử lý

  1. Giảm sử dụng các sản phẩm từ sữa

Mối quan hệ giữa các sản phẩm nhiều sữa và mụn vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa hormones như IGF-1, loại hormone liên quan đến mụn. Những loại hormone khác trong sữa có thể gây ra sự thay đổi hormone và dẫn đến mụn.

Một nghiên cứu ở người tuổi từ 10-24 cho thấy uống sữa hơn 3 lần mỗi tuần có liên quan đến mụn trứng cá vừa và nặng.

Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa sữa, các sản phẩm từ sữa đến mụn trứng cá.

  1. Giảm căng thẳng

Các hormone cơ thể tiết ra trong trong những giai đoạn stress có thể gây ra sự tăng tiết bã nhờn và gây mụn, làm cho tình trạng mụn trứng cá trầm trọng hơn.

Stress có thể cũng ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột và gây ra viêm khắp cơ thể, điều có thể gây ra mụn. Hơn nữa, stress cũng có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương, điều có thể làm chậm quá trình phục hồi thương tổn do mụn gây ra.

Những cách thư giãn và biện phap giảm stress sau đây có thể cải thiện mụn:

• Ngủ nhiều hơn

• Tập thể dục

• Tập luyên yoga

• Tập thiền

• Hít thở sâu

  1. Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thể dục giúp máu lưu thông tốt hơn. Sự gia tăng lưu lượng máu giúp nuôi dưỡng các tế bào da, giúp ngăn ngừa và thúc đẩy quá trình chữa lành mụn.

Tập thể dục cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hormone. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện thể dục có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng, 2 yếu tố góp phần vào sự phát triển của mụn.

Tổ chức Sức khỏe con người của Mỹ khuyến cáo rằng người lớn nên tập 150 phút các bài aerobic hoặc các hoạt động rèn luyện sức khỏe 2 ngày mỗi tuần. Các hoạt động rèn luyện sức khỏe bao gồm đi bộ, leo núi, chạy bộ và nâng tạ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da an toàn cho trẻ

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm